Hotline 09.4400.4400

KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG GIAO TIẾP TỪ ĐẦU SẮP KHAI GIẢNG

HỌC TIẾNG TRUNG GIAO TIẾP

Cùng khám phá nền văn minh Trung Hoa cổ (Phần 3)

14/02/2014 - 2888 lượt xem
Hôm nay trung tâm học tiếng trung tốt ở hà nội xin gửi tới các bạn học từ vựng tiếng trung theo chủ đề 

Từ quảng cáo nhận ra linh cảm...

Giáo sư Zucher nói “Quảng cáo thường nhàm chán và lố bịch, nhưng phải công nhận rằng một số mẩu quảng cáo tuy chỉ gói gọn trong vài giây nhưng lại khắc sâu vào trí nhớ chúng ta dù chúng ta không màng nghĩ đến. Thông điệp mà chúng truyền tải có thể không sâu sắc nhưng lại tác động mạnh mẽ”.
Một công cụ khác là phim tài liệu ngắn 
xuất khẩu cao su. Trên cương vị thành viên Ban cố vấn Bộ giáo dục, giáo sư Zurcher thường được mời viếng thăm các công ty lớn có quan hệ với ngành giáo dục. Tại các công ty, khi đón khách, người ta thường cho trình chiếu những bộ phim giới thiệu ngắn về công ty mình với thời lượng khoảng 10 phút do các công ty quảng cáo thực hiện. Ông cho biết “Các bộ phim rất tốn kém, nhưng chất lượng rất cao. Trong vòng 10 phút chúng lại có hiệu quả nhiều hơn bài giảng 1 giờ”.
Thế là ông nảy sinh ý tưởng dùng hình ảnh trực quan sinh động trình bày về nền 
văn hóa đa dạng của Trung Quốc cho sinh viên. Công việc này giúp sinh viên vượt qua những nhàm chán về chữ viết hay những hình ảnh minh họa khô khan trong sách, đồng thời kích thích niềm đam mê của sinh viên. Ý tưởng này không hẳn là sáng kiến của Viện nghiên cứu Hán học Leiden nhưng giáo sư Zurcher là người đầu tiên vận dụng vào thực tế.
“Ngã dục vô ngôn”, thả khán đồ phiến (“我欲无言”,且看图片- tôi muốn (giáo dục) qua hình ảnh, không dùng lời nói)
Dự án Khám phá 
văn minh Trung Hoa bằng hình ảnh dưới sự chỉ dẫn của giáo sư Zurcher đã triển khai được sáu năm. Trong sáu năm qua, nhóm biên tập, đặc biệt là TS. Ellen Uitzinger đã huy động, mượn hoặc mua các tư liệu từ các bảo tàng, học viện khắp thế giới và đã hoàn thành bốn bộ phim (dung lượng 4-6 giờ) về “Thế giới văn tự”, “Trung Quốc và thế giới bên ngoài”, “Trung Quốc và Châu Âu”, “Trung tâm của đế quốc”. Trong mỗi bộ phim đều được phân thành các chuyên đề nhỏ hơn . Ngoài ra, nhóm còn hoàn thành bộ phim “Tổng quan lịch sử Trung Quốc” dài 12 giờ và đang tiến hành bộ phim về “Phật giáo Trung Hoa” và “Đời sống cung đình Trung Hoa”. Giáo sư Zurcher tiết lộ có khoảng 20.000 hình ảnh trong ngân hàng tư liệu của mình.
Giáo sư Zurcher khẳng định câu nói của Khổng Tử “ngã dục vô ngôn” là cảnh giới cao nhất của dự án. Các chuyên gia tập hợp và thiết kế trình bày (trung bình 300 hình trong 45 phút, mỗi bức không quá 15 giây) nhằm kích thích và gây ấn tượng trực tiếp cho người xem, không giống với phương pháp giảng dạy truyền thống bằng phim đèn chiếu hay phải giải thích dài dòng.
Các bộ phim thường chiếu ở Viện nghiên cứu Hán học Leiden, được sinh viên đón nhận nồng nhiệt. Giáo sư Zurcher đã mang các bộ phim tài liệu này phổ biến rộng khắp cho các học viện trên thế giới để tìm đối tác.
Bước tiếp theo là làm sao lưu giữ và sử dụng bộ tài liệu này hữu hiệu nhất . Hiện tại, công ty Philips của Hà Lan đã công bố loại đĩa CD công nghệ mới có thể chứa đến 50.000 hình ảnh. Khi các chuyên gia Hán học và máy tính kết hợp cùng nhau, một ngày nào đó chúng ta có thể bước vào thư viện, ấn vài nút, truy cập để tìm các loại tài liệu cần thiết. Ví dụ tìm từ “đôi chân” của người Trung Quốc chẳng hạn, chỉ vài thao tác lập tức các phần có liên qua đến “chân”, “giày” trong tất cả các lĩnh vực từ sách vở đến văn học, nghệ thuật từ khắp các bảo tàng hay thư viện trên toàn thế giới sẽ xuất hiện trong tích tắc.
Khám phá nền văn minh Trung Hoa cổ (Phần 3)
Sau “Cơn sốt Đông phương” (东方热) và “Trung Quốc thông” (中国通)
Đây chính là một giấc mơ tuyệt vời. Ngành Hán học Châu Âu chưa bao giờ được xem là “hiển học” (显学). Các triết gia thời kì Khởi mông dựa vào “cơn sốt phương Đông” mơ hồ để phê phán xã hội châu Âu đương thời. Thời kì thực dân, chủ nghĩa chế quốc sử dụng lực lượng “Trung Quốc thông” để duy trì quyền cai trị và khai thác thuộc địa. Hàng trăm năm sau, các viện Hán học mới thoát thai khỏi thời kỳ chuyên đào tạo các quan chức thuộc địa và trở thành trung tâm nghiên cứu học thuật chính thống . Nhưng đối với hầu hết người phương Tây, phương Đông vẫn mãi là vùng đất bí ẩn, con đường tìm hiểu phương Đông vẫn là con đường xa tắp. Arnold Toynbee từng tuyên bố thế kỷ XXI là thế kỷ của người Đông Á” nhưng có bao nhiêu khoa nghiên cứu khoa học nhân văn thật sự nghiên cứu tỉ mỉ về Châu Á hay chỉ lướt qua trong những môn học gọi là lịch sử thế giới, văn học và triết học thế giới nhưng phần đề cập đến phương Đông vẫn còn bỏ ngỏ. Có mấy ai thật sự muốn khám phá một nửa còn lại của nền 
văn hóa nhân loại?
Một học giả người Thụy Điển phát biểu “theo tôi trách nhiệm quan trọng của nhà Hán học là phải làm cầu nối liên kết phương Đông và xã hội chúng ta”.
Giáo sư Idema viết khá nhiều sách nhưng chỉ một ít tác phẩm viết bằng tiếng Anh, còn hầu hết đều bằng tiếng Hà Lan. Điều này cũng có nghĩa là vị giáo sư này đã tự hạn chế số lượng sách bán ra của chính mình. Ông giải thích “người dân đóng thuế để tôi nghiên cứu văn học Trung Quốc nên tôi có trách nhiệm chia sẻ những điều bổ ích mà tôi khám phá”.
Khám phá nền văn minh Trung Hoa cổ (Phần 3)   
Kỹ thuật vô cùng quý giá, song tâm ý càng quý giá hơn..
Bốn năm trước, Viện nghiên cứu Hán học Leiden kết hợp với Đài truyền hình phát sóng chương trình “Ẩm thực Trung Hoa” và chương trình tiếng Trung Quốc “Chào bạn!” (你好!). Lượng khán giả đón xem không thua kém gì xem bóng đá, một tuần sau khi phát chương trình ẩm thực ấy, tất cả dụng cụ nấu ăn món Trung Hoa trong các cửa hàng đều bán sạch. Giáo sư Zurcher cho biết “chúng ta phải tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc triển lãm và chương trình để giới thiệu văn hóa Trung Hoa đến với công chúng. Đây là điều hết sức cần thiết và cũng là mục đích của công việc nghiên cứu Hán học mà chúng tôi theo đuổi suốt đời”.
Vài năm nữa giáo sư Zurcher sẽ về hưu 
gang tay bao ho lao dong gia re. Nhưng trước khi rời khỏi học viện, nơi mà ông đã cống hiến suốt cả cuộc đời, ông mong muốn được mở rộng và đẩy mạnh dự án Khám phá nền văn minh Trung Hoa bằng hình ảnh – bộ tư liệu mà ông rất trân trọng. Đó là đứa con tinh thần của ông, do vậy mong ước lớn lao nhất của ông là nuôi dưỡng nó trưởng thành. Mong ước này không phải quá khó để biến thành sự thật. Nhiều trung tâm Hán học lớn ở Châu Âu và Bắc Mỹ có kế hoạch mua bộ tư liệu này. Hiệp hội nghiên cứu Hán học Châu Âu đã đưa dự án này vào làm một trong các chuyên đề chính của năm tới. Một vị giáo sư ngôn ngữ học mô tả dự án này là “Khám phá nền văn minh Trung Hoa cổ”.
Công việc thực hiện quả thật không mấy dễ dàng, giáo sư Zurcher chỉ vào chồng phim tư liệu và nói: “Chúng tôi cho sinh viên tiêu hóa từng chút một”.
Văn minh nhân loại được cấu thành từng chút, từng chút một. Quá trình tìm hiểu lẫn nhau giữa phương Đông và phương Tây cũng phải diễn ra tương tự như vậy.
 
 
Phạm Dương Châu - tiengtrung.vn
Chúc bạn 
học tiếng trung giao tiếp hàng ngày thành công!

 
Tư vấn hỗ trợ miễn phí 24/7!
Your name
Your email
Friend's email
Mail Subject
Content
Các tin liên quan
Top 10 Sách Học Tiếng Trung Hay Nên Đọc
Top 10 Sách Học Tiếng Trung Hay Nên Đọc
07/10/2020 - 31735 lượt xem
Học tiếng Trung giao trình BOYA bài 1
Học tiếng Trung giao trình BOYA bài 1
22/09/2020 - 22697 lượt xem
Bình luận Facebook
Đăng ký học thử MIỄN PHÍ
(Chương trình dành riêng cho các bạn muốn cải thiện trình độ NGHE và NÓI tiếng Trung của mình)
Gửi đăng ký
Gọi ngay Hotline để đăng ký nhanh hơn 09.4400.4400