Hotline 09.4400.4400

KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG GIAO TIẾP TỪ ĐẦU SẮP KHAI GIẢNG

HỌC TIẾNG TRUNG GIAO TIẾP

Quỹ tích phát triển của dân ca Trung Quốc (Phần 1)

26/01/2014 - 1347 lượt xem
Hôm nay trung tâm tiếng trung tốt nhất Hà nội xin gửi tới các bạn học từ vựng tiếng trung theo chủ đề 
 

Quỹ tích phát triển của dân ca Trung Quốc (Phần 1)


Dân ca là những bài ca của nhân dân lao động. Nhân dân lao động Trung Quốc thời xã hội phong kiến và bán phong kiến bán thực dân là tầng lớp bị khinh rẻ, những lời ca của họ cũng mang âm hưởng ấy. Thậm chí ở các triều đại Nguyên, Minh, Thanh dân ca nhiều lần bị triều đình cấm hát. Lịch sử của dân ca ít có sách vở ghi lại. Khảo sát văn vật được khai quật, thấy các nhạc khí cổ đại tương đối nhiều, nhưng các hình ảnh hoạt động ca hát rất ít. Cái quý nhất còn lưu giữ là một chiếc bình gốm có hình ca vũ được khai quật ở Thanh Hải, nó miêu tả hoạt động ca vũ sùng bái vật tổ của xã hội mẫu hệ sáu nghìn năm trước. Ở thời nguyên thủy ca và múa là kết hợp với nhau. Cho đến ngày nay có rất nhiều dân tộc thiểu số còn duy trì truyền thống cổ xưa là không phân biệt ca và múa. Trong Hoài Nam Tử đã từng nói đến người cổ đại khi nâng vác khúc gỗ đã hát điệu dô hò lao động, có thể thấy rằng từ rất sớm dân ca và lao động có quan hệ mật thiết với nhau. Quan sát các dân tộc anh em, như các hình họa ca múa trên tranh Âm Sơn Nham, “Bàn vương ca” của tộc Dao, “Cổ ca” của tộc Miêu, “Tát Mãn điệu” của tộc Mãn, v.v., cũng có thể thấy dân ca nguyên thủy và hoạt động tôn giáo nguyên thủy có liên quan với nhau.
Quỹ tích phát triển của dân ca Trung Quốc
Âm hưởng thực tế của dân ca cổ đại đã không thể nào tái hiện được, chúng chỉ còn lại ca từ, trong một số sách văn học cổ đại có thể tìm được một số. Khúc phổ thì không còn, do dân ca luôn là những lời hát truyền miệng, tức là có ghi lại phổ pháp thì người dân lao động cũng không dùng đến. Mãi đến cuối thế kỷ XIX mới có nhà dân tục học dùng phổ “công xích” (tên gọi chung các âm trong nhạc cổ Trung Quốc) ghi lại vài bài dân ca. Thu thập, ghi chép, chỉnh lý, xuất bản dân ca một cách có kế hoạch và toàn diện mới được thực hiện vào giai đoạn ngày nay. Nhìn từ lịch sử, dân ca vốn có nhiều tên gọi khác nhau, như tiểu khúc /小曲, lý khúc /俚曲 (lý: dân gian, quê mùa), tiểu lệnh, tục khúc, thời từ. Thời đại Minh, Thanh thường lấy Sơn ca phiếm chỉ các loại dân ca.

Kinh thi là bộ dân ca sớm nhất của Trung Quốc, tập hợp dân ca của mười lăm nước chư hầu ở lưu vực Hoàng Hà phương Bắc lưu hành khoảng năm trăm năm từ thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu (thế kỷ XI tr. CN – thế kỷ VI tr. CN). Đặc điểm rõ nét nhất của nó là vận dụng thủ pháp nghệ thuật chủ nghĩa hiện thực, phản ánh một cách chân thực cuộc sống xã hội đương thời, mâu thuẫn giai cấp, và cuộc sống của nhân dân lao động. Hình thức và ngôn ngữ được gọt giũa, dễ dàng nhận ra nó đã được tuyển chọn và gia công chỉnh lý. Đến thế kỷ IV tr. CN, xuất hiện tập dân ca “Sở từ” thuộc lưu vực sông Trường Giang, đây là tập ca từ được nhà thơ vĩ đại Khuất Nguyên gia công chỉnh lý trên cơ sở “vu ca” cổ đại vùng trung du sông Trường Giang. Đặc điểm nổi bật của nó là có nhiều truyện thần thoại, truyền thuyết cổ đại, giàu sức tưởng tượng, nó bắt đầu sử dụng thủ pháp biểu hiện chủ nghĩa lãng mạn, và phát triển dân ca thể loại bốn chữ của Kinh thi thành loại câu tự do, thể ca “tao” chân vần đa biến, vả lại còn có sắc thái địa phương. Đến dân ca thời kỳ Hán Ngụy Lục Triều (năm 206 tr.CN – năm 420 tr. CN), đại bộ phận được lưu giữ trong nhạc phủ, dân ca “nhạc phủ” Hán thực tế là sự tổng hợp dân ca các địa phương trung hạ du Hoàng Hà, hạ du Trường Giang, lưu vực Hoài Hà. Lúc này đã có khúc ca về câu chuyện, như các khúc ca chuyện Khổng tước lạc nam phi, Bổn lam tòng quân. Nội dung đa số phản ánh nổi khốn cùng của nhân dân do chiến tranh mang lại, và những bi kịch gia đình dưới lễ giáo phong kiến. Những câu chuyện như vậy lưu truyền từ đầu công nguyên đến nay, lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, hầu như mọi nhà đều biết. Không những có dân ca hình thức diễn xướng, mà còn trở thành tên vở kịch của hý khúc, có thể thấy được sự ảnh hưởng sâu sắc của nó. Đặc điểm nổi bật của dân ca nhạc phủ là không những câu chữ đã được chỉnh lý, mà về âm nhạc cũng được nhạc gia nổi tiếng thời Hán là Lý Diên Niên gia công, nhạc khí tơ trúc bán tấu, gọi là tương và ca.

Từ dân ca Kinh thi đến dân ca nhạc phủ, có thể nói là thời kỳ sớm của dân ca Trung Quốc, nội dung phong phú, sức biểu hiện mạnh mẽ, tương đối hoàn mỹ, cho thấy trước đó dân ca còn có thời kỳ nguyên thủy tương đối dài. Thời nguyên thủy âm nhạc không chuyên nghiệp, đến xã hội nô lệ, chủ nô có nhạc nô chuyên phục vụ âm nhạc cho họ, mới bắt đầu có phân hóa. Sự phân tách chính thức giữa hai phạm trù âm nhạc chuyên nghiệp và âm nhạc dân gian thì phải đến xã hội phong kiến, có những người chuyên diễn tấu diễn xướng trong tế tự, nghi lễ, yến tiệc, vui chơi, v.v. của đế vương, quý tộc, đặc biệt có những người ghi lại phổ pháp và chuyên tạo ca khúc, mới dần dần hình thành sự phân chia “văn – dã” rõ nét. Ở Trung Quốc từ đời Hán đã dần dần có sự phân chia âm nhạc dân gian và chuyên nghiệp, từ sau đời Hán cũng rất ít có tập dân ca do giới quan lại tổ chức biên soạn. Âm điệu dân ca thời kỳ đầu có giống như âm điệu tồn tại ngày nay hay không, điều này rất khó xác định, nhưng những bài hát lưu truyền ngày nay như bài ca chèo thuyền rồng kỷ niệm Khuất Nguyên tỉnh Hồ Bắc (bao gồm “khởi tưởng”, “du giang”, “cánh độ”), hát thuyền xưa ở lưu vực Trường Giang và lưu vực Hoàng Hà (gồm “dao lỗ hiệu”, “lạp khiên hiệu”, v.v.) e rằng âm điệu của chúng đều có lịch sử trên nghìn năm. Có lẽ cũng là âm điệu được truyền lại từ nghìn xưa.

Từ đời Hán đến Tùy Đường có một giai đoạn gọi là Nam Bắc triều (420 – 589 CN), đây là thời kỳ dung hợp lớn các dân tộc Trung Quốc trong lịch sử, dân ca được phân thành hai bộ phận rõ ràng đó là dân ca Nam triều (dân ca phương Nam) và dân ca Bắc triều (dân ca phương Bắc). Thời kỳ này đặc điểm nổi bật của dân ca là có sự giao lưu và dung hợp văn hóa âm nhạc các dân tộc. Bất kể là sự thô kệch và hào phóng của dân ca phương Bắc hay tươi mới trong lành sôi động của dân ca phương Nam, thì đều mang sắc thái phong cách dân tộc đơn nhất. Các phong cách khác nhau của dân ca Bắc Nam vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc trong dân ca Bắc Nam tồn tại ngày nay.

Đời Đường, đời Tống là thời kỳ văn hóa phong kiến hưng thịnh, đặc biệt là thời thịnh Đường, biên giới của nghệ thuật ca múa dân tộc đã xâm nhập vào Trung Nguyên, có ảnh hưởng lớn đến âm nhạc Trung Nguyên, hiển nhiên giao lưu văn hóa trong ngoài có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển âm nhạc. Âm nhạc chuyên nghiệp đời Đường có thành tựu rất cao. Thuyết xướng và hý khúc Đường, Tống dần dần hình thành. Về dân ca đời Đường có thể tìm thấy một số trong ca khúc được lưu giữ ở Đôn Hoàng, như loại “ngũ canh chuyển”. Một loại khác là “trúc chi ca” được lưu truyền đương thời, là loại sơn ca trữ tình ngâm hát tự do khởi lên từ vùng Ba Du trung thượng nguyên Trường Giang . Các thi nhân nổi tiếng đời Đường như Lưu Vũ Tích, Bạch Cư Dị đều tiếp thu loại dân ca này, “trúc chi ca” được một số văn nhân sáng tác. Đến ngày nay trong ca khúc ở phía tây Hồ Bắc, phía đông Tứ Xuyên còn tìm thấy vết tích hình thức kết cấu của “trúc chi ca”. “Khúc từ” đời Tống rất thịnh hành, lúc đó nó là hình thức diễn xướng mới xuất hiện từ trong dân gian. Đời Nguyên có nghe đến “tiểu lệnh”. “Tiểu lệnh” là một loại dân ca, hiện nay dân ca vùng Tây Bắc còn loại dân ca gọi là “lệnh”. Tiểu lệnh đời Nguyên còn lưu lại rất ít, nhà thống trị đời Nguyên xem dân ca dân gian có nội dung bất mãn và châm biếm thế sự là nạn hồng thủy, mãnh thú, nên ngăn cấm truyền hát.

Đời Minh, đời Thanh là giai đoạn cuối của xã hội phong kiến, kinh tế tư bản chủ nghĩa mới đã bắt đầu có mầm mống, tầng lớp thị dân ở các thành trấn vừa và nhỏ bắt đầu nổi lên, mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc hết sức gay gắt. Trong bối cảnh lịch sử này tư tưởng lớp thứ dân sôi nổi lạ thường, dân ca đặc biệt hưng thịnh, số lượng nhiều, tính quần chúng mãnh liệt trước đây chưa từng có. Lúc này đã có những nghệ nhân bán chuyên nghiệp diễn xướng tiểu khúc dân ca. Đến những năm cuối đời Thanh (sau năm 1848) Trung Quốc đi vào xã hội nửa phong kiến nửa thực dân. Chủ đề chống phong kiến chống xâm lược là đặc điểm thời đại của dân ca cận đại. Thời kỳ này xuất hiện nhiều tập dân ca do các nhà văn thu thập biên tập, như Khách gia sơn ca của Hoàng Tuân Hiến, Ngô ca của Phùng Mộng Long, Việt âu của Lý Điều Nguyên, Bạch tuyết di âm của Hoa Quảng Sinh, v.v.. Những tập dân ca này phần lớn đều thuộc loại dân ca trữ tình dân gian. Trong đó không ít bài được truyền hát trong dân gian ngày nay. Đáng được kể đến là Liêu trai lý khúc của nhà văn học dân gian nổi tiếng đời Thanh - Bồ Tùng Linh, tuyển chọn hơn năm mươi loại dân ca lưu hành trong dân gian cuối thời Minh đầu thời Thanh. Trong đó có một số còn được nghệ nhân dân gian hát đến ngày nay, nên chúng ta còn nghe được những điệu khúc dân gian ba bốn trăm năm trước.
Từ thế kỷ XX về sau, trải qua cách mạng Tân Hợi năm 1911, phong trào văn hóa mới Ngũ tứ, dân ca đi vào giai đoạn mới, dân ca phản đế, phản phong kiến đạt đến cao trào. Đặc điểm của dân ca thời kỳ này là dân ca nội địa truyền bá sang vùng duyên hải phía đông, dân ca các dân tộc anh em ở biên cương cũng được truyền bá vào vùng Trung Nguyên, dân ca mới với đề tài phản ánh cuộc cách mạng nhân dân và đoàn kết chống ngoại xâm. Ngoài ra, dân ca có nội dung về tự do hôn nhân, nam nữ bình đẳng, v.v.. cũng có số lượng lớn. Trước sau Ngũ tứ, Bắc bình tục khúc tập của Lý Gia Thụy ra đời, đã có ghi lại khúc phổ của dân ca. Đáng được chú ý là phong trào học âm nhạc dân gian nổi lên từ sau năm 1942 có ý nghĩa vạch ra một thời đại, mở ra một trang mới cho lịch sử âm nhạc hiện đại.

Sau khi Trung Quốc mới thành lập (năm 1949), dân ca Trung Quốc bước vào thời kỳ mới, ra đời hàng loạt dân ca phản ánh cuộc sống mới của nhân dân, không những đề tài mới mẽ mà cách điệu âm nhạc cũng mang tinh thần chủ nghĩa lạc quan, sôi nổi, nhiệt tình, cởi mở, thanh thoát, đầy vẻ hướng thượng. Do kinh tế xã hội, phát triển văn hóa các dân tộc không đồng đều, thậm chí có một số dân tộc còn chưa có văn tự, dân ca vẫn là hình thức nghệ thuật chủ yếu của họ, cũng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, hơn nữa số dân ca được bảo lưu dưới hình thức kết hợp “thơ”, “ca” và “múa”. Làm phép so sánh, tộc Hán do hý khúc và thuyết xướng phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, hoạt động diễn xướng dân ca không sôi nổi như các dân tộc anh em, hát dân ca vùng duyên hải không nhiều bằng vùng nội địa. Đây cũng là một đặc trưng nổi bật của dân ca trong thời kỳ lịch sử mới.
 
Tư vấn hỗ trợ miễn phí 24/7!
Your name
Your email
Friend's email
Mail Subject
Content
Các tin liên quan
Top 10 Sách Học Tiếng Trung Hay Nên Đọc
Top 10 Sách Học Tiếng Trung Hay Nên Đọc
07/10/2020 - 31827 lượt xem
Học tiếng Trung giao trình BOYA bài 1
Học tiếng Trung giao trình BOYA bài 1
22/09/2020 - 22732 lượt xem
Bình luận Facebook
Đăng ký học thử MIỄN PHÍ
(Chương trình dành riêng cho các bạn muốn cải thiện trình độ NGHE và NÓI tiếng Trung của mình)
Gửi đăng ký
Gọi ngay Hotline để đăng ký nhanh hơn 09.4400.4400