Hotline 09.4400.4400

KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG GIAO TIẾP TỪ ĐẦU SẮP KHAI GIẢNG

HỌC TIẾNG TRUNG GIAO TIẾP

4 món trứ danh của ẩm thực Trung Hoa

16/08/2013 - 4134 lượt xem

4 món ăn nổi tiếng bậc nhất của ẩm thực Trung Hoa

1. Sủi cảo
Với người dân Trung Quốc, Sủi cảo là một món ăn truyền thống rất được ưa chuộng, đặc biệt là vào ngày tết. Đây là món ăn biểu tượng sự may mắn và đoàn tụ của gia đình. Thành phần chính để chế biến Sủi cảo là sự kết hợp của hai loại gạo: gạo trắng và gạo nếp. Theo duy tâm, người Trung Quốc cho rằng hai loại gạo này sẽ mang lại nhiều điều may mắn trong cuộc sống. Đặc biệt giới kinh doanh thì càng tin hơn khi cho rằng ăn loại bánh kết hợp hai loại gạo này sẽ giúp cho họ “cầu được ước thấy” và cơ hội phát triển sự nghiệp sẽ rộng mở hơn. 

Sủi cảo (còn gọi là bánh Chẻo hay là “jiao zi” (giảo tử - bánh xếp miếng) trùng âm với “jiao zii” (giao tử) là dành riêng cho giờ giao thừa), được xem là một phần trong nền văn hóa ẩm thực Trung Hoa. Vào thời Hán, thức ăn chế biến từ bột mì rất được chú trọng. Các món mì ra đời rất nhiều vào thời kỳ này, Sủi cảo cũng được chế biến thời kỳ này, tiền thân của Sủi cảo là Vằn thắn, lấy bột mì gói nhân thịt làm thành hình tròn đem luộc. Về sau có người thay đổi hình tròn Vằn thắn thành hình mặt trăng non, gọi là ''phấn giảo'', người miền Bắc gọi thành ''giao tử'' tức Sủi cảo.
tài liệu học tiếng trung cấp tốc
Hình dáng của Sủi cảo cũng mưu cầu sự may mắn. Sủi cảo hình bán nguyệt, viền bánh phải được viền cho đều gọi là “viền phúc”. Còn kéo hai đầu của hình bán nguyệt nối liền với nhau giống như một nén bạc để cầu mong cho cuộc sống tiền bạc dư dả, sung túc. Ngoài ra, Sủi cảo còn được người ta in hình bông lúa mì trên vỏ bánh để mong ước được một năm trồng trọt được mùa bội thu.
Sủi cảo là một trong những món ăn truyền thống của người Trung Quốc. Ngày tết ăn Sủi cảo đã trở thành tập tục của rất nhiều gia đình người Trung Quốc. Đặc biệt, các gia đình miền Bắc Trung Quốc, trong bữa cơm ngày cuối năm phải có món Sủi cảo. Hằng năm vào đêm giao thừa, các gia đình nhất định phải ăn sủi cảo. Bất kể là đi công tác, học tập hay làm ăn xa nhà, đều trở về đoàn tụ với gia đình. Cả gia đình quây quần gói sủi cảo, ăn sủi cảo, chung vui, đầm ấm trong bầu không khí bình an của ngày tết.
Người Trung Quốc, không ai là không biết Sủi cảo. Ngày nay, Sủi cảo là một trong những món ăn đại diện của dân tộc Trung Hoa, nó đã vượt ra ngoài biên giới, đến các nước Đông Nam Á, Âu Mỹ...Đây là loại thức ăn vỏ bột mỳ gói nhân rồi nấu ăn. Trước kia, sủi cảo chủ yếu là món ăn ngon trong ngày tết, nhất là trong đêm giao thừa. Dần dần nó mới trở thành món ăn thường nhật của người dân. Trong tập quán của Trung Quốc, từ quá trình làm nhân, hình dáng cho đến lúc ăn sủi cảo đều rất cầu kỳ.
Nhân sủi cảo có loại có thịt, có loại chỉ có rau, nhưng thường là thịt và rau trộn lẫn với nhau. Trong quá trình làm nhân, cầu kỳ nhất là băm thịt và rau. Cần chuẩn bị đầy đủ thịt, rau và các loại gia giảm, cho lên thớt băm. Khi băm nhân, dao và thớt chạm vào nhau phát ra tiếng rất rắn chắc, bởi vì luôn thay đổi dao to nhỏ khác nhau, khiến tiếng băm tiết tấu thay đổi lúc mạnh lúc nhẹ theo nhịp điệu, như một bản nhạc trầm bổng, truyền sang hàng xóm. Mọi người đều muốn tiếng băm của nhà mình vang vọng nhất, kéo dài nhất. Rau trộn với thịt làm nhân, trong tiếng Trung Quốc đồng âm với từ “có của”. Băm nhân tiếng to mà thời gian lại dài, có nghĩa là “lâu dài và dư thừa”. Băm nhân thời gian càng dài tức là gói sủi cảo càng nhiều, tức là cuộc sống đầm ấm, khá giả.
Sau khi làm xong nhân, gói sủi cảo theo hình thù gì cũng rất cầu kỳ. Phần lớn các khu vực đều gói hình bán nguyệt kiểu truyền thống. Gói theo hình này thì khi gói gấp đôi vỏ bánh hình tròn, dùng ngón tay cái và ngón trỏ của tay phải viền theo diềm bán nguyệt là được, phải viền cho đều gọi là “viền phúc”. Có gia đình kéo hai đầu của hình bán nguyệt nối liền với nhau như nén bạc, bầy trân nắp, tượng trưng cho tiền của để khắp mọi nơi, vàng bạc đầy nhà. Ở nông thôn, ngoài vỏ sủi cảo bà con in hình bông lúa mỳ, chẳng khác nào những bông lúa mỳ trĩu hạt, với ngụ ý là sang năm mới ngũ cốc được mùa.
Gói xong, bắt đầu nấu. Đợi khi nước trong nồi sôi, bỏ sủi cảo vào nồi có một cảm giác như bỏ những sản phẩm nghệ thuật vào nồi nước trong vắt. Sau đó, lấy vợt quấy đến đáy nồi để cho sủi cảo không bị dính nồi. Trong khi nấu, thường là phải cho thêm 3 lần nước lạnh, vì trong tiếng Trung, từ này đồng âm với “phúc đi rồi lại đến”. Khoảng 10-20 phút sau là xong.
Trong cuộc sống hiện đại, văn hoá sủi cảo đã có thay đổi rất lớn. Ở thành phố, người dân rất ít khi tự làm nhân sủi cảo, thậm chí không còn tự gói sủi cảo. Mỗi khi đến ngày lễ tết, họ đến siêu thị mua, hoặc cả gia đình đến ăn ở nhà hàng. Cho dù là ở nông thôn, nơi lưu giữ tập quán ăn sủi cảo, nay cũng ngày một ít đi.
 
2. Trứng luộc nước tiểu
Ở tỉnh Chiết Giang, phía Đông Trung Quốc. Họ cho trứng vào trong nồi có chứa nước tiểu của trẻ con, sau đó luộc cho tới lúc chín.

Để món trứng này được ngon hơn nữa, người dân ở đây có truyền một kinh nghiệm khá độc đáo. Nước luộc đầu tiên để trứng vào nước tiểu. Sau khi trứng chin, bóc vỏ và lại cho vào nước tiểu đó để luộc tiếp, trong vòng 1 ngày.
Được biết, các em bé trai dưới 10 tuổi là những nhân vật “cung cấp” nguồn nước tiểu để luộc trứng. Hàng ngày, lượng nước tiểu của các em bé này được “chắt lọc” tại một trường học địa phương. Theo người dân địa phương, đây là cách luộc trứng tốt nhất cho sức khoẻ.
“Vị rất ngon và cũng tốt cho sức khoẻ. Nó còn giúp làm giảm sốt và nâng cao khả năng tập trung trí tuệ”, một người đầu bếp trong vùng cho hay.
Vị đầu bếp này cũng nói thêm: “Tôi đang có ý định xuất khẩu những quả trứng này để nhiều người dân ở các nước trên thế giới đều được thưởng thức hương vị đặc biệt của những quả trứng luộc”.
Tại Việt Nam, theo suy nghĩ của các cụ nhiều tuổi, nước tiểu của trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh, rất tốt cho sức khoẻ.
 
3. Đậu phụ thối
Đậu phụ nhự, có nơi còn gọi là chao, là một thức ăn chế biến từ đậu phụ, dùng vi sinh vật để chuyển hóa protit của đậu từ dạng caséin thành polypeptite, peptit và một phần tới amino axit.

Nguyên liệu dùng để chế biến đậu phụ nhự, ngoài đậu phụ ra còn có rượu và muối. Đậu phụ có thể dùng loại vẫn bán ở thị trường, nhưng loại này trong còn nhiều nước. Nếu có điều kiện làm lấy đậu phụ theo yêu cầu của việc chế biến đậu phụ nhự thì tốt hơn. Trên thị trường tùy theo tập quán sử dụng có nơi làm đậu rất mềm, có nơi làm mềm ít. Loại mềm nhiều phần lớn đều kết tủa bằng thạch cao và thường thấy ở những địa phương vùng biên giới. Loại này trong có chứa rất nhiều nước, 1kg đậu hạt, làm ra được khoảng 3kg800 đậu phụ. Loại rắn hơn, thường kết tủa bằng nước chua. Lượng nước trong đậu ít hơn, 1kg đậu hạt làm ra được khoảng 2kg700 đậu phụ.
Hai loại đậu kể trên, loại mềm nhiều kết tủa bằng thạch cao, không nên dùng để làm đậu phụ nhự vì khi vho lên mốc sẽ bị nát.
Đậu phụ làm lấy khi kết tủa nên cho nhiều nước chua hơn là đậu làm bán ở thị trường (pH ở 4,7 đến 4,8) kết tủa như vậy đậu sẽ chắc, mặt đậu to cái, khô, khi lên mốc không bị nát, với mỗi kg đậu làm được khoảng 1kg200 đậu phụ.
Chế biến đậu phụ nhự có thể làm theo hai phhương pháp: phương pháp dùng vi khuẩn và mốc tự nhiên và phương pháp dùng vi khuẩn hoặc mốc nguyên giống.

4. Vịt quay Quảng Đông
Nhắc đến các món vịt làm nên nét đặc trưng trong ẩm thực Trung Hoa người ta thường nhắc đến vịt quay Bắc Kinh, vịt quay Tứ Xuyên, trong đó độc đáo và hấp dẫn nhất phải kể đến là vịt quay Quảng Đông.
Trên thực tế, cách chế biến vịt tại Bắc Kinh và Tứ Xuyên ra đời sau và học hỏi kỹ thuật chế biến của người Quảng Đông. Chính vì vậy, thưởng thức vịt quay ngon và đúng vị nhất phải là món vịt quay của vùng Quảng Đông.
Người Quảng Đông để làm nên món ăn được du khách gần xa ngưỡng mộ phải chú trọng ngay những khâu nhỏ nhất. Sau khi vặt sạch lông, con vịt không được mổ phanh như cách chúng ta vẫn làm. Chỉ khoét một lỗ nhỏ trên mình con vịt lấy nội tạng ra. Với cách làm này khi nướng vịt không những mềm, không mất nước mà thịt cũng ngọt và đậm đà hơn.
Sở dĩ món vịt quay Quảng Đông hấp dẫn và tạo được thương hiệu nổi tiếng trên khắp thế giới trước tiên là ở kỹ thuật tẩm ướp gia vị trước khi nướng. Gia vị đầu tiên và không thể thiếu đó là đường môn, loại đường đỏ, đóng thành từng bánh, ăn ngọt thanh. Cùng với đường môn, tỏi, gừng, hành , bột cam thảo, đậu nành, rượu và giấm trắng tạo thành một hỗn hợp đặc sánh quét lên khắp mình vịt. Cần khoảng thời gian 2 giờ để thịt vịt ngấm đượm gia vị mới bắt đầu mang đi quay.
Nướng vịt là khâu quan trọng và công phu nhất. Thường vịt được nướng khoảng một giờ liên tiếp. Trong quá trình này không được ngừng quay vịt, có như thế thịt mới chín vàng đều, không có mùi khét, thịt không bị khô mà ngọt nước. Mặc dù quay trong khoảng thời gian rất dài song khi ăn vịt vẫn tỏa mùi thơm đặc trưng, thoảng qua là hương thơm của gia vị làm át đi mùi than.
Vịt Quảng Đông sau khi quay da vàng rộm, bóng nhoáng như vừa được lướt qua chảo dầu. Mặc dù vậy thân thịt chắc, da giòn ăn bùi ngậy, không hề có cảm giác ngấy như khi ăn những món quay thông thường. Người Trung Quốc có nhiều cách thưởng thức vịt quay khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là ăn kèm bánh tráng chấm xì dầu hay ăn kèm hành, tỏi tây, dưa leo, củ cải kẹp trong bánh bột mì.
Với thương hiệu đã được khẳng định giờ đây ta có thể tìm thấy vịt quay Quảng Đông ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Mỗi một vùng đất nơi món ăn này đi qua đều có sự thay đổi cho hợp với khẩu vị từng vùng. Tuy vậy, dù có tiếp thu bao tinh hoa của các nền văn hóa thì vịt quay Quảng Đông chính gốc vẫn không bị mờ nhạt và giữ nguyên sự hấp dẫn nhất đối với thực khách khắp năm châu.
 
Trung tâm tiếng trung tốt nhất Hà Nội

 
Tư vấn hỗ trợ miễn phí 24/7!
Your name
Your email
Friend's email
Mail Subject
Content
Các tin liên quan
Top 10 Sách Học Tiếng Trung Hay Nên Đọc
Top 10 Sách Học Tiếng Trung Hay Nên Đọc
07/10/2020 - 31790 lượt xem
Học tiếng Trung giao trình BOYA bài 1
Học tiếng Trung giao trình BOYA bài 1
22/09/2020 - 22719 lượt xem
Bình luận Facebook
Đăng ký học thử MIỄN PHÍ
(Chương trình dành riêng cho các bạn muốn cải thiện trình độ NGHE và NÓI tiếng Trung của mình)
Gửi đăng ký
Gọi ngay Hotline để đăng ký nhanh hơn 09.4400.4400