Một lần tôi mượn cái máy ngược dòng thời gian của chú mèo máy Doremon ngược dòng thời gian để gặp Thầy Khổng Tử =)) tôi đã nói với Thầy : Laoshi, nin hao! Thầy Khổng Tử rất khiêm tốn nói rằng: “算不上老师了啊, 没能带好你们。都是你们自学成才” – “Suàn bù shàng lǎoshī le a, méi néng dàihǎo nǐmen. Dōu shì nǐmen zìxué chéngcái” (Dịch ra đại ý là: Không dám nhận làm thầy của các bạn, đều là do các bạn tự học thành tài). Chợt nhớ ra câu này, xin tặng thầy Khổng Tử và các Thầy Cô Giáo Việt Nam: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Nhân tiện nhắc đến câu này, cũng muốn tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của nó, tôi viết bài cũng nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2013 này để mọi người tham khảo và cùng chia sẻ ý kiến.
Danh mục phan mem hoc tieng trung
Nguồn gốc, nhiều người biết đến điển tích này:
Trịnh Cốc (? – 897) lên 7 tuổi đã biết làm thơ. Năm 887 đỗ tiến sĩ; Chỉ làm quan một thời gian ngắn rồi về quê ở ẩn; Đã sáng tác hàng nghìn bài thơ.
Đời Đường có một nhà sư tên là Tề Kỉ (齊己) rất thích làm thơ và rất khiêm nhường nhờ người khác chỉ giáo. Một lần, ông đã tự mình đem bài thơ “Tảo mai” của ông đến chỗ một nhà thơ rất nổi tiếng đương thời là Trịnh Cốc 鄭谷 (849-911) để được chỉ giáo. Trịnh Cốc đọc kỹ bài thơ của Tề Kỉ và sau đó nghiêm túc chỉ vào hai câu trong bài thơ: "Tiền thôn thâm tuyết lý, tạc dạ sổ chi khai" rồi nói: “Sổ chi” phi “tảo” dã , vị nhược “nhất chi” giai " [数枝'非'早'也,未若'一枝'佳]( " Mấy cành" không phải là sớm , chưa hay bằng "một cành" ). Tề Kỷ bèn sửa thành: Tạc dạ nhất chi khai (Một cành đêm nở hoa) và nhận Trịnh Cốc làm "nhất tự sư " (thầy dạy một chữ).
Toàn bộ bài thơ “Tảo mai” sau khi được Trịnh Cốc chỉ giáo như sau:
早梅
萬木凍欲折,
孤根暖獨迴。
前村深雪裏,
昨夜一枝開。
風遞幽香出,
禽窺素艷來。
明年如應律,
先發望春臺。
Tảo mai
Vạn mộc đống dục chiết,
Cô căn noãn độc hồi.
Tiền thôn thâm tuyết lý,
Tạc dạ nhất chi khai.
Phong đệ u hương xuất,
Cầm khuy tố diễm lai.
Minh niên như ưng luật,
Tiên phát vọng xuân đài.
Mai nở sớm
Vạn cây băng giá chết
Một cội ấm mọc ra
Đầu xóm trong tuyết đặc
Một cành đêm nở hoa.
Gió xa đem hương ẩn
Chim ngắm hoa trắng ngà
Năm tới như đúng tiết
Vườn xuân sáng ánh tà.
Như vậy, chỉ cần thay đổi một chữ mà bài thơ trở nên hay hơn nhiều. Tề Kỉ tôn Trịnh Cốc làm thầy. Trịnh Cốc chỉ dạy có một chữ mà được làm thầy, nên có thành ngữ “nhất tự sư”. Về sau thành ngữ này được mở rộng thành “nhất tự sư, bán tự sư’ (一字師,半字師).
Ở Việt Nam chúng ta, có lẽ để giúp đọc thuận tai, ông cha ta đã thêm chữ “vi” vào rồi trở thành câu: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (一字為師,半字為師)
Chúc các bạn hoc tieng trung thành công