[Tra cứu lời dạy Khổng Tử] Tam Thập Nhị Lập
15/04/2020 - 70033 lượt xem
1. Tam Thập Nhị Lập là gì ?
Tam thập nhị lập - 三十而立 /Sānshí érlì/
Đây chính là lời dạy của Khổng Tử - một trong những nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất cõi Á Đông . Nhắc tới văn hóa truyền thống Trung Hoa chúng ta đều biết Khổng Tử là một vĩ nhân có ảnh hưởng lớn nhất, cho đến ngày nay những triết học đạo Khổng vẫn luôn tồn tại song hành với sự phát triển hiện đại của đất nước này.
“Tam thập nhi lập” được hiểu là khi chúng ta đến 30 tuổi mới có thể tự-lập, dựng nên sự-nghiệp cho mình., Theo giáo-lý Khổng-Học, điều này thường để áp-dụng cho đàn ông và con trai. Tuy-nhiên, cái tuổi 30 dù là trai hay gái cũng là tuổi có thể tự-lập và có sự-nghiệp vững-vàng nếu được chuẩn-bị từ nhỏ.
Căn cứ theo sự giải thích của Khổng-Tử, con người đến một mức tuổi nào đó mới hiểu rõ được một số điều mà những người chưa đến tuổi đó không hiểu nổi. Chính vì thế mà Khổ ng Tử đã nói: “Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, và thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ.” Ngoài tuổi “tam thập nhi lập,” con người ta đến 40 tuổi mới có trình độ “tứ thập nhi bất hoặc,” tức là có thể hiểu được lý lẽ trong thiên hạ, phân biệt được điều phải điều trái, ai tốt ai xấu, và ít khi sai lầm; đến 50 tuổi mới có trình độ “ngũ thập nhi tri thiên-mệnh,” tức là có thể hiểu được mệnh trời hay chân lý của tạo hóa; đến 60 tuổi mới có trình độ “lục thập nhi nhĩ thuận,” tức là có học vấn và kinh nghiệm trường đời chín mùi, sự hiểu biết và việc làm mới chu đáo, không thấy những gì nghe được là khó hiểu hay chướng ngại, và có thể phán đoán được ngay mọi việc; đến năm 70 tuổi mới có trình độ “thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ” rất tự-nhiên, tức là khi 70 tuổi thì hễ nói hay làm một điều gì là tự nhiên thể hiện đúng chủ-tâm của mình, muốn sao được vậy, không vượt ra ngoài khuôn-khổ đạo-lý hay lẽ phải.
Muốn đạt tới mức hiểu biết ở mỗi loại tuổi như đã đề cập ở trên, không phải cứ sống tới tuổi đó là được, người ta còn phải chuyên tâm vào việc học hỏi liên tục từ khi còn trẻ mới đạt kết quả ấy.
Người xưa thường nói , tam thập nhi lập, với 1 người bình thường, 30 tuổi là tuổi bắt đầu lập thân, lập nghiệp. Trước ba mươi tuổi, cơ nghiệp lẫn tình cảm cá nhân thường ít ổn định, do nhận thức lúc này còn non, khó giữ.
Trước ba mươi tuổi, người trẻ có trí cần xây móng cuộc đời. Móng càng chắc, thì cơ nghiệp mấy chục tầng vẫn đứng vững. Còn móng yếu quá, chỉ đủ chịu được nhà cấp bốn, thì "càng cao danh vọng, càng dày gian nan". Bạn nắm cái này để giải thích vì sao, có người giỏi giang kinh khủng, học hành thuận lợi mà chạy ăn từng bữa, khổ cực trăm bề?
Nhiều người nói tại sinh ra trong nhà nghèo phải chịu. Thực tế là con cái của nhà giàu, khi thừa hưởng gia tài, ít ai giữ được. Những người trúng số hay được đền bù giải toả đất có tiền tỷ trong tay cũng vậy. Nguyên nhân là móng yếu quá, tự dưng được ai đó đặt một lâu đài lên trên, thế là sập.
MÓNG ở đây chính là nhận thức, đạo đức, bản lĩnh. Có 2 yếu tố quan trọng là tính kỷ luật (sắt thép), và sự trung thực (xi măng), cứ trộn 2 cái này vào nhau thì có móng vững, đó là xây dựng được lòng tin.
2.Tam thập nhi lập và ứng dụng trong đời sống như thế nào ?
Khi đến độ tuổi 30 , tuổi tác là một vấn đề nhưng nếu không có học hành , học hỏi , học tập thì dù tới 30 tuổi người ta cũng không có sức lực , ý chí để mà tự lập được. Nhưng nếu đã tới 30 tuổi mà không thể tự bản thân đúng lên mà tự lập hay nói cách khác là gây dựng sự nghiệp của bản thân được vững vàng thì cuộc đời mai sau sẽ gặp nhiêu vất vả ,gian khó và khó có thể giúp đất nước phát triển . Muốn lập thân sao cho đúng cái ý nghĩ như lời của Khổng Tử dạy các bạn trẻ trước tiên là phải chú tâm vào việc học. Học không chỉ có nghĩa ngày ngày đến đến trường hết giờ lại về nhà , đọc nhiều sách để biết mở mang trí tuệ , hay học được một nghề , một công việc để kiếm làm cần câu mà kiếm nhiều tiền là được. Việc học phải gồm “ học ăn , học nói , học gói , học mở “ . Mục đích của việc học là để thành người có ích cho nhà xã hội.
Học là học hỏi , nối tiếp những việc tiền nhân đã làm, những tấm gương sáng của các bậc hiền triết , hiền tài như ông cha ta và của những người đồng trang lứa , những người tài , người giỏi trong xã hội chúng ta đang sống với ta nhưng những việc làm của họ đáng cho ta học hỏi và làm theo để giúp nhân độ thế. Học để tránh những điều sai trái , lầm lỗi .. Đây chính là cái cách mà người khôn học hỏi kinh nghiệm của người khác . Học để hiểu, để biết , để bản thân tốt hơn .Khi đã có nề tảng căn bản , từ đó chúng ta phát triển bản thân lớn mạnh hơn nữa. Học hỏi sau đó là học một để biết mười, học cách tìm tòi, phân tích ,học để phát triển để sáng tạo thay vì đi theo một lối mòn cũ. Học phải có óc nhận xét và phê phán , biết đúng biết sai
“Học - hành” có nghĩa là những điều gì học được phải đem thực hành trông cuộc sống để giúp ích cho người cho đời. Biết mà để đó cũng giống như không . Biết điều phải mà không làm thì cái biết đó chẳng có ích gì cho xã hội cả . Hơn nữa, khi ta học được mà không đem thực hành thì cái học của ta cũng theo thời gian mà trôi đi. Chính vì thế mà việc học ở các nước tân tiến đều đi từ kiến thức tới cuộc sống thực tiễn và cuối cùng đánh giá , nhận xét để rút ưu khuyết điểmmà làm tốt hơn.
Học để thành nhân là mục đích cuối cùng và cũng quan trọng nhất tại đất nước chúng ta Cộng hòa xã hội chủ nghĩ Việt Nam và các nước tại Á-Đông. Mục đích việc học của Á Đông là “tiên học lễ hậu học văn” để chú-trọng tới việc xây dựng con người toàn diện về phép tắc, sự giao thiệp, lễ độ, tinh thần, và đạo đức cũng như kiến thức. Cái học của Âu-Mỹ chỉ chú trọng về mặt chuyên môn để đào tạo các chuyên gia hơn là đào tạo con người. Đây chính là một khuyết điểm lớn của họ .Tuổi trẻ Việt-Nam ở hải ngoại có lõi cốt của cái học Á Đông và bây giờ lại được thêm cái tinh túy về khoa học kỹ thuật Âu-Mỹ thì thật là điều tuyệt vời hơn cả . Học để có kiến thức và chuyên môn thì dễ. Muốn học để làm người toàn diện, các bạn trẻ cần chú ý các phương diện sau :
- Phải học sao để làm người con hiếu-thảo ở trong gia-đình vì chữ “hiếu” là giường-mối của mọi nết ăn-ở trên đời. Con-cái phải có nghĩa-vụ đối với cha mẹ mới là người con có hiếu và mới được gọi là người có ăn-học. Nghĩa-vụ đối với cha mẹ gồm: ân-cần săn-sóc cha mẹ, kính-trọng cha mẹ, chăm-chỉ học-hành, giúp-đỡ cha mẹ, và nghe lời cha mẹ khuyên-bảo, v.v. Con người mang tội bất-hiếu thì chắc-chắn họ chỉ là kẻ sâu-dân mọt-nước.
- Đối nhân xử thế , hợp đạo lý, giữ trọn tình nghĩa trước sau với anh em đều được gọi là “lễ.” Có lễ thì anh chị em mới hòa thuận, đồng bào mới thương yêu nhau, và nhiên hậu, xã hội mới thịnh vượng.
- Học sao để có sự “cẩn trọng” và “chân thành.” Khi làm việc gì, khi tiếp đãi ai, “cẩn trọng” là việc ta phải chú tâm, chẳng hạn như khi giao tiếp, ta phải giữ lễ và tôn trọng ý kiến người ta. Sự “chân thành” phải được coi là cốt yếu. Có chân thành thì mới có tín.
- Phải học sao có được lòng từ-bi, bác-ái, khoan-dung, và độ-lượng. Đạo Phật có “đại từ đại bi”; Đạo Thiên-Chúa có “bác-ái” (yêu người như yêu mình, yêu cả kẻ thù); và trong Khổng-Giáo có lòng “nhân.” Tất-cả đều dậy ta có lòng yêu thương tha-nhân, khoan-dung độ-lượng với mọi người, và ăn-ở phải có lòng nhân. Tuy-nhiên, ta phải sáng-suốt để gần-gũi người có nhân, và xa-lánh kẻ bất-nhân. Khoan-dung độ-lượng có nghĩa là tha-thứ và thương-yêu mọi người nhưng không có nghĩa là để kẻ bất-nhân lợi-dụng làm hại mình. Nếu không giáo-hóa được kẻ bất-nhân ta phải xa-lánh họ để tìm cách giáo-hóa cho họ sau.
- Phải lập-chí. Khi muốn làm việc gì và quyết-định làm cho bằng được , , đó là có “chí.” ( chí hướng ) . Người xưa thường nói: “có chí thì nên”; “có chí làm quan, có gan làm giàu”; “làm trai chí ở cho bền, chớ lo muộn vợ, chớ phiền muộn con”; “làm trai có chí lập-thân, rồi ra gặp hội phong-vân có ngày”; “làm trai quyết-chí tang-bồng, sao cho tỏ mặt anh-hùng mới cam.”
Khi mà “hiếu,” “đễ,” “cẩn-trọng,” “chân-thành,” “từ-ái,” “khoan-dung độ-lương,” và “lập được chí” thì cái học của ta mới toàn vẹn. Tuy nhiên cuộc đời vẫn có nhiều ngoại lệ, nhất là ở xã hội hiện đại ngày nay. Hoàn cảnh và gia thế cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến sự hiểu biết và sự lập nghiệp của con người. Xưa cũng như nay vẫn có người lập nghiệp và tự lập ở tuổi hai mươi, có người còn lập nghiệp sớm hơn nữa. Cùng một trình độ học vấn, mỗi tuổi hiểu sự vật một cách khác. Cùng một tác-phẩm mỗi lần đọc lại ta lại hiểu rõ thêm. Cuộc sống và sự học-hỏi giúp ta hiểu đời càng lúc càng kỹ hơn. Đến tuổi 60 thì mỗi khi thấy sự việc dù trái hay phải, dù thiện hay ác, dù sướng hay khổ, hết thẩy đều không có gì phải ngạc-nhiên. Bởi thế mới có trình độ “nhi nhĩ-thuận.”
"Đến đây , làm tôi nhớ đến đoạn văn tôi đã đọc ở đâu đó :
Múi giờ tại New York nhanh hơn California 3 tiếng, nhưng nó cũng không làm nhịp sống tại California chậm lại.
Có người tốt nghiệp ở tuổi 22, nhưng phải đợi tận 5 năm để tìm được một công việc tốt và ổn định.
Có người trở thành CEO năm 25 tuổi, nhưng lại qua đời khi mới 50. Trong khi có người trở thành CEO ở tuổi 50, lại sống đến tận năm 90 tuổi.
Có người vẫn còn độc thân, trong khi có người đã ổn định gia đình.
Obama nghỉ hưu ở tuổi 55, và Trump lên chức Tổng thống năm 70 tuổi.
Tất cả mọi người trên thế giới này đều phát triển theo múi giờ riêng của họ.
Những người xung quanh bạn có thể đi trước bạn, nhưng cũng có người đi sau bạn. Nhưng tất cả mọi người đều có những cuộc đua riêng, trong khoảng thời gian của riêng họ.
Đừng đố kỵ với họ, và cũng đừng mỉa mai họ.
Họ đang ở múi giờ riêng của họ và bạn cũng vậy.
Cuộc sống chính là chờ đợi đến cơ hội phù hợp để hành động. Vì vậy, hãy thả lỏng bản thân.
Bạn chẳng phải muộn, cũng không hề sớm."
3. 6 giai đoạn của đời người
* Khổng Tử chia cuộc đời của con người thành 6 giai đoạn, trong đó “tam thập nhi lập “ , là một trong những giai đoạn này .
- Trong “Luận Ngữ” có ghi chép lại ột câu nói của Khổng Tử (551-479 Trước CN): “Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học. Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ”.
Nghĩa là:
Giai đoạn 1: “Thập hữu ngũ nhi chí vu học” – nghĩa là 15 tuổi thì để hết tâm trí vào việc học; nói cách khác, thiếu thời cần tập trung vào việc tu dưỡng, xác định chí hướng và tích lũy kiến thức.
– Giai đoạn 2: “Tam thập nhi lập” – 30 tuổi lập thân, lập nghiệp – đã trụ vững, có nghề nghiệp, việc làm, có khả năng nuôi sống bản thân và gia đình, đã xác định vị trí của mình trong xã hội.
– Giai đoạn 3: “Tứ thập nhi bất hoặc” – 40 tuổi không còn mê hoặc, đến tuổi này thì đã chín chắn, lịch duyệt; có kiến thức và kinh nghiệm phong phú, nên đối với những việc diễn ra trong xã hội có chính kiến rõ ràng, kiên định, không còn nghi ngờ (bất hoặc).
– Giai đoạn 4: “Ngũ thập nhi tri thiên mệnh” – 50 tuổi thì biết rõ sứ mệnh của mình; đã nắm vững quy luật tự nhiên và xã hội, biết được xu thế của thời cuộc, nên công việc thường thuận lợi và dễ dàng đi đến thành công.
– Giai đoạn 5: “Lục thập nhi nhĩ thuận” – 60 tuổi thì không còn chướng tai gai mắt; do lý giải đúng căn nguyên của mọi việc diễn ra xung quanh và thấu hiểu nhân tình thế thái, nên dễ thông cảm và có thái độ khoan dung hơn – nhìn sự việc không còn thấy chướng tai gai mắt (thuận nhĩ); không như tuổi trẻ hiểu biết còn nông cạn, nên trước nhiều sự việc thường cảm thấy khó chịu, bực mình.
– Giai đoạn 6: “Thất thập nhi tòng tâm sử dục, bất du cửu” – Tới tuổi 70, cổ lai hy thì đạt đến cảnh giới đắc đạo tâm tính và đạo đã hợp nhất, mọi thứ đã thành bản năng nên nghĩ gì hay làm gì cũng đều hợp đạo, chẳng vi phạm phép tắc (bất du cửu = không vượt ra ngoài quy tắc).
Tư vấn hỗ trợ miễn phí 24/7!
Bình luận Facebook