Hotline 09.4400.4400

KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG GIAO TIẾP TỪ ĐẦU SẮP KHAI GIẢNG

[Tra cứu thành ngữ] Cao Sơn Lưu Thủy

15/04/2020 - 9112 lượt xem

 1.Cao Sơn Lưu Thủy nghĩa là gì ?



高山流水
(nghĩa đen): núi cao và vực nước sâu.
(nghĩa bóng): cảnh đẹp, có hồn, hữu tình.
Từ “tri âm”, ngày nay thường để nói về tình bạn, nhưng thời cổ đại thì có ý tứ là sự tinh thông về âm luật. Bởi vậy, câu chuyện nổi tiếng “Du Bá Nha đập đàn tạ tri âm” là bao gồm hai tầng hàm nghĩa. Và trong lịch sử thời cổ đại đã xuất hiện không ít những bậc “tri âm” siêu phàm như vậy. Thành ngữ “Cao sơn lưu thủy, tri kỷ khó tìm” (高山流水,知己难逢 / Gāoshānliúshuǐ, zhījǐ nán féng) bắt nguồn từ khúc “Cao sơn Lưu Thủy (高山流水 / Gāoshānliúshuǐ) – một trong 10 bản nhạc lừng danh thuộc Thập đại danh khúc cổ đại Trung Hoa. “Cao sơn lưu thủy” gồm hai khúc: Cao sơn / 高山 (núi cao) và Lưu thủy /  流水 (nước chảy).


2.Khúc nhạc Cao Sơn Lưu Thủy



Dao cầm đập nát đau lòng phượng,
Ðàn vắng Tử Kỳ, đàn với ai?
Gió Xuân khắp mặt bao bè bạn,
Muốn kiếm tri âm, ôi khó thay!
 
Khúc nhạc Cao Sơn Lưu Thủy  để ca ngợi tình bạn Bá Nha và Tử Kỳ thời Xuân Thu được biên soạn bởi đời sau. Khi nghe âm thanh tiếng đàn của Bá Nha, Tử Kỳ  có thể thấu hiểu (tri) được trong lòng Bá Nha đang nghĩ gì. Từ Tri Âm được thông dụng từ đó.

- Bá Nha mang họ Du tên Thụy, người ở Sính Ðô nước Sở (nay là Kinh Châu, tỉnh Hồ Quảng) nhưng làm quan Đại Phu ở nước Tấn.
- Tử Kỳ họ Chung tên Huy, là một danh sĩ ẩn dật gần núi Mã Yên, ở cửa sông Hán Dương, làm nghề đốn củi (Tiều Phu) báo hiếu cha mẹ tuổi già.
Khúc nhạc này bắt nguồn từ vùng Giang Nam, bản lưu truyền ngày nay chủ yếu là bản do Xuyên Phái đời Thanh phát triển.

Khúc nhạc này được chia thành 9 đoạn và một vĩ thanh, cụ thể là 4 bộ phận lớn: khởi, thừa, chuyển và hợp (gần giống như bố cục một bài thơ Đường Luật) Qua tìm hiểu, tính chất và ý nghĩa các đoạn được nhiều người nhận định như sau:

- Phần khởi (đoạn 1 đến đoạn 3), nhờ có giai điệu thâm trầm, hồn hậu, uyển chuyển và âm bội sáng rõ, đã biểu hiện được những cảnh tượng kì diệu của núi caohùng vĩ trùng trùng điệp  điệp, suối chảy khe sâu một cách rõ ràng, tươi sáng.

- Phần thừa (4 và 5), dàn trải không dứt, giai điệu đậm màu sắc ca hát, giống như những giọt nước chảy trong khe suối tập hợp thành dòng nước mạnh

- Phần chuyển (6 và 7), khúc điệu có thứ tự của bội âm đi xuống và âm giới của 5 thanh đi lên, âm hóa với xung động mạnh, kết hợp với cùng các thủ pháp cổn, phất, như một dòng nước trên thác chảy ào ạt xuống , dồn vào sông biển cuộn trào sóng lớn.

- Phần hợp (đoạn 8 và vĩ thanh), phần này nhờ sự vận dụng một phần âm điệu của phần thừa và phần chuyển tạo thành hiệu quả hô ứng, tạo nên dư âm như sóng nước  trào trên mặt sông mặt biển, khiến người nghe có thể cảm nhận dư vị hết sức ngỡ ngàng, thú vị.

 

3.Câu chuyện tri âm của Bá Nha và Tử Kỳ



Nhiều người tưởng rằng, Du Bá Nha, Tử Kỳ “nghe thấy dây cung ca biết nhã ý” như vậy là hiếm có, thậm chí là tuyệt không thể có. Tuy nhiên nếu xem “Thái Bình Quảng ký” mới biết được, trong lịch sử “tri âm” còn có rất nhiều. Cái này người Tống biên soạn thành nhiều sách, “nhạc” phân thành hơn 80 cuốn, liên quan đến hơn 60 vị từ trước thời Tống.

Ngạn ngữ có câu “Tri âm thuyết dữ tri âm thính, bất thị tri âm mạc dữ đàm” (Tri âm chuyện với tri âm, chẳng tri âm gảy đàn cầm làm chi). Trong bài này, xin được nói đến những “tri âm” nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa thời cổ đại.

Câu chuyện Bá Nha gặp Tử Kỳ bắt đầu khi ông đang trên thuyền ở cửa sông Hán Dương, sau khi phụng chỉ vua Tấn đi sứ nước Sở trở về. Nửa đêm Trung thu là lúc trawng sáng trăng sáng, phong cảnh hữu tình, nhân lúc này  Bá Nha đặt hết tâm hồn đàn một khúc nhạc trầm bổng réo rắt. Tuy nhiên, khúc nhạc chưa kịp dứt thì bỗng nhiên đàn đứt dây. Bá Nha giật mình và ngay sau đó tự nghĩ, hẳn là có người nào đang nghe lén tiếng đàn, bèn chuẩn bị cho quân lính lên bờ tìm hiểu.

Tại lúc này, ngay trên bờ mới vọng lên tiếng nói của một gã tiều phu trấn an và ngợi ca tiếng đàn của người trên thuyền. Đó chính là Tử Kỳ. Đôi bên đối đáp không lâu thì Bá Nha nhận ra, Tử Kỳ tuy thân phận thấp kém, nhưng lại có thể hiểu thấu tiếng đàn của ông. Trong lòng Bá Nha lúc này bảy sinh lòng kính phục, mời Tử Kỳ lên thuyền đàm đạo.

Khi cả hai cùng ngồi trên thuyền, Bá Nha gảy khúc nhạc Cao sơn Lưu thủy, người tiều phu rung cảm sâu sắc, cao đàm khoát luận, khiến Bá Nha khâm phục hết mực. Bá Nha cảm thấy vô cùng sung sướng vì tìm được tri âm, Bá Nha sai người bày tiệc đối ẩm, rồi sau đó lại kết nghĩa anh em với Tử Kỳ.

Tuy nhiên, trời không chiều lòng người, Tử Kỳ qua đời trước dịp hẹn ước, ấy vậy nhưng ông chưa bao giờ quên lời hứa với người anh em kết nghĩa của mình. Tử Kỳ nhấn mạnh và nhắc lại rằng xin được mai táng ở chân núi Mã Yên để hoàn thành lời hẹn ước với Bá Nha.

Ngày hẹn ước đã đến thì Bá Nha tìm đến nơi nhận nghe được tin dữ.

Lòng đau như cắt ông đến viếng Tử Kỳ, và sau đó sai người mang cây Dao cầm tới, dốc hết tâm lực đàn khúc “Thiên thu trường hận“. Khi vừa tấu xong khúc nhạc, Bá Nha vái cây Dao cầm một vái, đoạn tay nâng đàn lên cao, đập mạnh vào phiến đá trước mộ Tử Kỳ. Dao đang cầm vỡ tan, trục ngọc phím đồng rơi lả tả.

Tư vấn hỗ trợ miễn phí 24/7!
Your name
Your email
Friend's email
Mail Subject
Content
Bình luận Facebook
Đăng ký học thử MIỄN PHÍ
(Chương trình dành riêng cho các bạn muốn cải thiện trình độ NGHE và NÓI tiếng Trung của mình)
Gửi đăng ký
Gọi ngay Hotline để đăng ký nhanh hơn 09.4400.4400