Hotline 09.4400.4400

KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG GIAO TIẾP TỪ ĐẦU SẮP KHAI GIẢNG

HỌC TIẾNG TRUNG GIAO TIẾP

Khám phá nền văn minh Trung Hoa cổ (Phần 1)

13/02/2014 - 1037 lượt xem
 
Vào thế kỷ XVII, các thương buôn người Hà Lan đã dong buồm đến phương Đông để mua tơ lụa, trà và đồ gốm sứ Trung Quốc mang về Châu Âu.
Quá trình phát triển phồn thịnh của thương mại và sự bành trướng mạnh mẽ của chủ nghĩa thực dân đã thúc đẩy ngành Hán học Hà Lan sớm hình thành và phát triển. Hiện nay, Viện nghiên cứu Hán học của Đại học Leiden mở ra một dự án mới: khám phá nền
văn minh Trung Hoa cổ.
 Khám phá nền văn minh Trung Hoa cổ
 Các hình ảnh lần lượt hiện ra trên màn hình.
Đầu tiên bạn chỉ thấy Địa Trung Hải trong xanh, được bao quanh bởi các bán đảo của Ý, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha. Phần còn lại của bản đồ vẫn chìm trong bóng tối.
Vùng đất này thật quen thuộc.
Bóng tối mờ đi một ít, từng phần của Hungary, Nam Tư, vùng Cận Đông và Ai Cập lần lượt hiện ra.
Những vùng này có lẽ chưa được biết đến nhiều lắm.
Đại dương trong xanh giờ đã biến mất. Trên màn hình chỉ còn một dải đất nâu vàng rộng lớn: đó là Trung Quốc.
Đến vùng đất này có lẽ bạn hoàn toàn mù mịt.

Bạn đang tìm khóa học tiếng trung cấp tốc online

Từ “màu xanh thẩm” đến “màu nâu vàng”
Vào thời kì Khai sáng (Khởi mông 启蒙), các học giả Châu Âu đầu tiên quan tâm đến vùng đất bên kia dãy Urals và eo Bosporus, sau đó người Châu Âu bắt đầu làm quen với vùng đất phía Đông xa xôi và kỳ bí ấy vốn bị tách biệt bởi các rào cản địa lý như sông, núi, đại dương..
 Khám phá nền văn minh Trung Hoa cổ
 Mặc dù ngăn cách nhưng nhà du hành Marco Polo đã từng đặt chân đến Trung Quốc bắt đầu khám phá vùng đất đầy bí ẩn này. Mặc dù các ghi chép của ông không thể làm thỏa mãn sự hiếu kì của người phương Tây, song phần nào cũng phác họa được hình ảnh kỳ bí ấy của vùng đất phương Đông này. Từ thời trung cổ đến nay, không ít người đã sử dụng trí tưởng tượng của mình vẽ lên khung cảnh phương Đông lạ lẫm, kỳ bí (hình 1).
Marco Polo mô tả “cung điện hoàng gia Trung Quốc rộng lớn như một thành phố”, điều này hoàn toàn chính xác. Nhưng trong bàn tay của các nhà họa sĩ, “Cung điện rộng lớn như thành phố ấy của Trung Quốc” chỉ là bản sao chép của lâu đài thời Trung cổ ở Châu Âu (hình 2).
Hình gọi là “nàng Công chúa Trung Hoa” lại hóa ra là một phu nhân quý tộc phương Tây (hình 5).
Từ thế kỷ XVII về sau, các nhà thống trị thực dân và lái buôn phương Tây lần lượt đến Trung Quốc. “Trăm nghe không bằng một thấy”, dù đã tận mắt nhìn thấy mọi vật, song các bức tranh họ miêu tả vẫn khó hiểu và mang nhiều thiếu sót. Chẳng hạn bức “đại tiệc Trung Quốc” (hình 3) của một nhân viên lãnh sự quán Hà Lan tại Trung Quốc, tranh vẽ những hàng cột hình rồng thẳng tắp hai bên, hàng loạt quan chức quỳ duới sàn, không khí nghi lễ trang nghiêm đều được miêu tả chính xác.. nhưng trần nhà lại mang phong cách Châu Âu rất đậm nét.
Còn ở bức hình miêu tả một vị quan lại địa phương đang xử tội một phạm nhân (hình 4) thể hiện hoàn hảo nét mặt hốt hoảng sợ sệt của tên tù nhân, tay còng, chân xiềng xích, gông cùm, song nếu nhìn kỹ thì ta dễ dàng phát hiện ra rằng bàn tay phải của vị quan xét xử lại cầm cây bút một cách vụng về không thể tưởng.
“Đông” và “Tây” – có phải là hai anh em song sinh?
Dĩ nhiên cũng có đôi lúc trí tưởng tượng của người phương Tây diễn tả khá phù hợp với người phương Đông. Người Châu Âu cũng giống như người Trung Hoa thường có những tưởng tượng kỳ lạ về các vùng đất xa xôi. Chẳng hạn, thời cổ trung đại người phương Tây miêu tả phương Đông qua hình ảnh các sinh vật hoang tưởng kì dị, chẳng hạn những gã chân to (hình 6), người có tai rộng như cánh quạt (hình 7), hoặc những người có khuôn mặt nằm ở phần ngực (hình 8). Thật là những tưởng tưởng hết sức hoang đường! Nhưng khi chúng ta xem hình người đàn ông tai dài trong quyển Sơn Hải Kinh (hình 9) và hình một thiên thần mọc râu ngang eo đang đứng bên bờ sông (hình 10), chúng ta không khỏi ngạc nhiên nhận ra rằng các bức ảnh tưởng tượng của người phương Tây và phương Đông rất giống nhau nếu không nói chúng là những người anh em song sinh.
Phương Đông xa xôi, Trung Quốc huyền bí: nơi ấy đã hình thành một nền
văn minh như thế nào? Rõ ràng chúng ta không nén được sự tò mò hiếu kỳ muốn tìm hiểu? Viện nghiên cứu Hán học của Đại học Leiden đã tập hợp hơn 20.000 bức phim thể hiện sinh động nền văn minh Trung Hoa cổ xưa. Đây là bộ tài liệu môn “quan sát và cảm nhận văn hóa Trung Hoa” dành cho những người bắt đầu nhập môn ngành Hán học. Giáo sư Erik Zurcher, Viện trưởng Viện Hán học Đại học Leiden - giám đốc của dự án, cho biết ông bắt đầu nghiên cứu Hán học khi còn là sinh viên, và trải qua rất nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu những văn tự Trung Hoa cổ. Công cụ học tập hiện đại nhất thời bấy giờ chỉ là chiếc máy có cây kim gỗ đặt lên đĩa hát để “kể những câu chuyện khó hiểu bằng một giọng nói không mấy rõ ràng”.
                                                                        Khám phá nền văn minh Trung Hoa cổ
                                                  Khám phá nền văn minh Trung Hoa cổ 
                                                  Khám phá nền văn minh Trung Hoa cổ
 
Tư vấn hỗ trợ miễn phí 24/7!
Your name
Your email
Friend's email
Mail Subject
Content
Bình luận Facebook
Đăng ký học thử MIỄN PHÍ
(Chương trình dành riêng cho các bạn muốn cải thiện trình độ NGHE và NÓI tiếng Trung của mình)
Gửi đăng ký
Gọi ngay Hotline để đăng ký nhanh hơn 09.4400.4400