Hotline 09.4400.4400

KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG GIAO TIẾP TỪ ĐẦU SẮP KHAI GIẢNG

HỌC TIẾNG TRUNG GIAO TIẾP

Tính thị là gì, nguồn gốc tính thị của người Hán

22/01/2014 - 2401 lượt xem
Nghiên cứu học của người Trung Quốc có ý nghĩa lớn đối với nhiều ngành khoa học, trước nay đã có khá nhiều học giả Trung Quốc và các nước khác nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Năm 1985 Trung Quốc thành lập ngành khoa học “Tính thị quần thể di truyền học” nghiên cứu các họ và sự phân bố của chúng dựa vào bối cảnh văn hóa và chuyển tiếp các thế hệ, tiến trình xã hội phụ hệ năm nghìn năm Trung Hoa, sự hình thành và phát triển dân tộc Trung Hoa, sự thiên di của người Trung Quốc trong lịch sử, v.v.. Đặc biệt công trình “Trung Quốc tính thị” của Viên Nghĩa Đạt, Trương Thành giới thiệu nguồn gốc và lịch sử của các “họ”, sự phân bố một trăm họ lớn ở Trung Quốc. Bài này lược dịch phần “Tính thị và nguồn gốc tính thị của người Hán” từ trong công trình trên.

Tính thị là gì, nguồn gốc tính thị của người Hán 


1. Tính thị là gì 姓氏

Tính 姓 nói lên huyết thống của thị tộc, có nguồn gốc sớm nhất là từ xã hội mẫu hệ. Tính đầu tiên xuất hiện từ tôtem của thị tộc, các tôtem này thường là những vì sao, hiện tượng thiên nhiên, các loài động thực vật. Trong quá trình giao lưu giữa các thị tộc sống gần nhau, người ta lấy ký hiệu tôtem thị tộc làm biểu tượng cho thị tộc mình, để phân biệt với thị tộc khác ở nơi khác. Ký hiệu thị tộc này là nguồn gốc sớm nhất của tính. Như vậy sự ra đời của tính sớm hơn nhiều so với văn tự. Sau khi văn tự ra đời, tính với ý nghĩa văn tự, ý nghĩa đó dựa trên hình đồ ký hiệu tôtem.

Thị 氏 là danh hiệu mà quý tộc cổ đại dùng để chỉ hệ thống tông tộc, bắt đầu từ giữa thời nhà Hạ, thị trở thành một chi của tính. Thị là sản phẩm đặc biệt của xã hội đã xuất hiện tư hữu, nó nói lên công huân và địa vị. Thời Tiên Tần, nữ thì xưng tính, nam thì xưng thị.

2. Nguồn gốc tính thị của người Hán

Theo truyền thuyết, tính của người Trung Quốc cổ đại ra đời từ thời Ngũ Đế. Từ khi Bàn Cổ khai thiên lập địa, qua Tam Hoàng, Ngũ Đế, đến Phục Hy thì định tính và thị. Tiếp tục qua các thời Viêm Hoàng, Nghiêu Thuấn, Hạ, Thương, Chu, Xuân Thu Chiến Quốc, và Tần gồm thu sáu nước, xây dựng chính quyền trung ương tập quyền đầu tiên, tính và thị cũng được kết hợp thành một. Họ của người Trung Quốc có lịch sử ít nhất năm nghìn năm.

Từ trước đến nay đều cho rằng người Trung Quốc có tính trước rồi sau đó có thị. Trên thực tế tính và thị được dùng chung với nhau, mối quan hệ giữa tính và thị cũng có thay đổi. Thị thời kỳ sớm nhất là xưng hô của đại thị tộc, bộ lạc, quốc gia, liên minh thị tộc. Trong truyền thuyết và nhiều thư tịch nói rằng các loại thị này có trên một trăm. Sớm nhất có thị Bàn Cổ, thị Thiên Hoàng, thị Địa Hoàng, thị Nhân Hoàng, thị Ngũ Long. Sau đó là thời đại Tuần Phi với hai mươi hai thị như thị Cự Linh, thị Hoàng Thần, thị Quỷ Ngỗi, thị Không Tang, thị Thứ Dân, v.v.. Tiếp theo là thời kỳ Nhân Đề Ký với mười ba thị như thị Thần Phóng, thị Thục Sơn, thị Hỗn Độn, thị Hữu Sào, thị Toại Nhân, thị Dung Thành, v.v.. Trong thời kỳ này quan trọng nhất là thị Hữu Sào và thị Toại Nhân. Thị Hữu Sào dạy dân bắc cây làm tổ, đào đất làm trại. Thị Toại Nhân phát minh đồ lấy lửa, dạy người nấu chín thức ăn, dạy dân kết thằng để ghi lại sự việc.

Thời Phục Hy, giai đoạn này vùng Trung Nguyên xuất hiện các bộ lạc như thị Cộng Công, thị Bách Hoàng, thị Chu Nang, thị Hạo Anh, thị Lật Lục, thị Hách Tư, thị Côn Ngô, thị Yết Thiên, thị Âm Khang, thị Trung Hoàng, thị Nữ Oa, v.v..

Tính xuất hiện sớm nhất ở Trung Hoa là vào thời thị Phục Hy, đó là tính Phong, đây là tính đầu tiên ở Trung Quốc (“Trung Quốc thông sử” của Phạm Văn Lan, xuất bản năm 1978). Một thị quan trọng nhất ở giai đoạn này là thị Trung Hoàng, thủ lĩnh của thị Trung Hoàng là Thương Hiệt, tương truyền ông sáng tạo ra chữ viết thay cho kết thằng ký sự.

Sau thị Nữ Oa là thị Thần Nông, tức Viêm Đế. Viêm Đế là tính Khương, Hoàng Đế tính Công Tôn, tên Hiên Viên, hiệu là thị Hữu Hùng. Thị Hữu Hùng là xưng hô của bộ lạc Hoàng Đế lúc bấy giờ, Hoàng Đế thống trị vùng Trung Nguyên rộng lớn. Hoàng Đế có hai mươi lăm người con, có mười bốn người được tính, trong đó có mười hai tính là: Cơ, Tây, Kỳ, Kỷ, Đằng, Châm, Nhiệm, Tuần, Hy, Khiết, Huyên, Y. Trên thực tế mười hai tính này là các tộc được phân ra từ bộ lạc thị Hùng, những đứa con khác bởi vì không đủ thực lực để thành lập tộc cho riêng mình nên không thể có tính. Đây là thời kỳ tính là chi hệ của thị.

Hoàng Đế và Tây Lăng Thị Nữ sinh con Huyền Ngao, hiệu là thị Thanh Dương, tích gọi là Thiếu Hạo. Thị tộc Thiếu Hạo di chuyển về đông, trở thành thủ lĩnh của tộc Đông Di, đổi tên là thị Kim Thiên, hậu thế là tính Doanh, tính Yển. Hoàng Đế và Tây Lăng Thị Nữ sinh đứa con thứ là Xương Ý. Xương Ý lấy con gái của thị Thục Sơn sinh Chuyên Tu, là thị Cao Dương, hậu thế là tính Mê, tính Kỷ, tính Đổng, tính Vân, tính Tào v.v.. Chắt (tằng tôn) của Hoàng Đế là Đế Cốc gọi là thị Cao Hạnh, hậu thế là tính Tử; con của Đế Cốc là Nghiêu gọi là thị Thảo Đường, hậu thế là tính Kỳ; v.v..

Cho nên thị trước triều Chu là tên bộ lạc, tên nước, hàm nghĩa của nó khác biệt rất lớn với thị của triều Chu. Tính cổ xưa nhất ở Trung Quốc trên cơ bản là xuất hiện từ sau hai ông Viêm Hoàng. Theo nhiều thư tịch thống kê, thời Tiên Tần tổng cộng có hơn ba mươi tính, thêm vào những tính thấy trên đồ đồng thời Tây Chu được khảo cổ khai quật, tổng cộng cũng không quá năm mươi, thế nhưng số lượng của thị thì vượt xa con số này.

học tiếng trung theo chủ đề cùng trung tâm tiengtrung.vn nhé

Thời Hạ ý nghĩa của thị bắt đầu có thay đổi, thị có thể là đại diện cho một chi quan trọng trong dòng tộc, trở thành chư hầu của triều Hạ. Ví dụ như tính Kỷ sau đế Chuyên Tu cháu của Hoàng Đế, đến triều Hạ lại phân ra các thị tộc như thị Côn Ngô, thị Tô, thị Cố. thị Ôn v.v., và trở thành nước chư hầu của triều Hạ. Thời Hạ đã xuất hiện chế độ phân phong, Vũ là tính Tự, hậu thế phân phong các nước chư hầu như thị Hạ Hậu, thị Hữu Nam, thị Phí, thị Hạnh, thị Qua, v.v.. (“Sử ký” Tư Mã Thiên). Triều Thương trên cơ bản kế tục chế độ triều Hạ.

Giữa tính và thị trong mối quan hệ huyết thống có sự thay đổi quan trọng là đầu thời Tây Chu. Sau khi Chu Vũ Vương tiêu diệt nhà Thương, xác lập lại mối quan hệ mới giữa tính và thị. Tính theo hôn nhân, không thay đổi qua các thế hệ; thị phân sang hèn, thay đổi tùy thời. Thời Tây Chu “liệt thổ phân phong”, các nước chư hầu cùng tính, khác tính có trên 1300, Thiên tử tôn làm đại tông, chư hầu xưng là tiểu tông. Chế độ tông pháp Tây Chu quy định: con trai trưởng dòng chính của vua các nước chu hầu sẽ nối ngôi, tổ của một họ do con trai trưởng dòng chính này thờ tự và kế thừa, tuy qua hàng trăm thế hệ vẫn không thay đổi tính này, đây gọi là đại tông; những người con trai ngoài con trai trưởng dòng chính đều gọi là con thứ, còn gọi là “biệt tử”, sử gọi là công tử, họ không thể kế thừa quân vị, một gia đình khác được phân phong, thường là lấy phong ấp làm thị, gọi là tiểu tông. Người con trai trưởng dòng chính trong số “biệt tử” kế thừa thị tộc mới, trở thành đại tông của thị tộc mới, và những người con trai khác tất nhiên lại lập một chi thị tộc mới, thường phong hương, đình, lấy hương đình làm thị tộc chi mới. Những người con không được phân phong, hoặc lấy hiệu, thụy, quan, danh, tự, cư, sự, chức, thứ, v.v. của tổ tiên làm thị tộc mới; sau năm đời bị hạ xuống thứ dân, không thể lập thị. Tộc thuộc hệ dòng chính của vua chư hầu khi nước mất thì lấy tên nước làm thị, hoặc lấy tính được kế thừa làm thị. Thị là tiêu chí của đặc quyền và địa vị, quyền lớn có thị lớn, quyền nhỏ có thị nhỏ. Thời Xuân Thu Chiến Quốc sinh ra vô số thị, cũng làm mất đi vô số thị, nhưng tính thì không thay đổi. Vì vậy mà thời Tiên Tần bảo lưu được chỉ khoảng ba mươi tính, còn thị được lưu lại gần hàng nghìn cái. Tính thị mà chúng ta thường nói đến hầu như là xuất phát từ thị thời Tây Chu, Xuân Thu Chiến Quốc, chúng có sự khác biệt lớn với thị trước thời Hạ Thương.

Mãi đến Tần Thủy Hoàng thu sáu nước thống  nhất Trung Quốc, tính và thị mới kết hợp thành một. Sau thời Hán tính và thị không có sự phân biệt rạch ròi. Nguyên nhân cơ bản của sự hợp nhất tính và thị là, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, “chế độ quận huyện” được thi hành thay thế cho “chế độ liệt thổ phân phong” triều Chu. Chế độ quận huyện triều Tần không có phong đất theo thế tập như quốc, ấp, hương, v.v.; cũng không có khanh vị năm đẳng công, hầu, bá, tử, nam; hoàng thân quốc thích, công huân võ tướng cũng không có đất phong của mình. Chế độ phân phong tông pháp mất đi khiến cho giữa “thị” (nguyên là đại diện cho sang hèn) và “tính” (để khu biệt hôn nhân) trên cơ bản không còn sự phân biệt nữa, thị và tính chỉ còn lại tác dụng là hệ thống ký hiệu chỉ huyết thống.

Thời Tần Hán mới đặt nền móng cho tính thị của người Hán ổn định truyền qua các thế hệ. Tính thị tuy bắt nguồn từ thời thị tộc mẫu hệ, song truyền thuyết và các thư tịch có liên quan đều ghi nhận rằng tính thị từ sau Viêm Hoàng trên cơ bản là được truyền theo phụ hệ.

3. Tính liên tục và ổn định của họ người Hán

Người Trung Quốc nói chung đều có tập tục kế thừa họ của bố, truyền họ cho đời sau theo hình thái phụ hệ. Con gái trong đời chỉ mang theo họ của cha, không truyền cho đời sau. Do vậy mà tuyệt đại đa số họ thuộc về một “gen” truyền theo hình thái phụ hệ không phân biệt giới tính, như gen di truyền đặc biệt nằm trên nhiễm sắc thể nam đại diện cho nhân loại. Có thể giả thiết như sau, bất kể tinh tử X hay tinh tử Y đều có gen họ, đều có công năng thể hiện họ ở thế hệ thứ nhất, duy chỉ có tinh tử Y là có công năng đặc trưng truyền họ được liên tục nhiều thế hệ, mà tinh tử X chỉ có đặc trưng hiển thị họ ở thế hệ một và không thể truyền tiếp. Ở Trung Quốc cũng có hiện tượng đổi họ trong nhiều trường hợp như theo họ mẹ, đổi họ tránh tai nạn, v.v., nhưng hiện tượng đổi họ này rất ít, chiếm tỷ lệ rất thấp, và không ảnh hưởng đến sự phân bố vốn có của họ. Vả lại bất kể trong trường hợp nào thì thường là từ thế hệ thứ hai vẫn trở về hình thái truyền phụ hệ. Hiện tượng đổi họ này gọi là đột biến họ, họ sau khi đột biến vẫn có công năng truyền theo phụ hệ bình thường. Họ của người Trung Quốc có lịch sử lâu đời và truyền đời tương đối ổn định, hiện tượng đổi họ cũng mang đặc sắc xã hội Trung Quốc, không những làm cho họ người Trung Quốc thêm đa dạng, mà còn chứng minh bất kỳ một họ lớn nào được hình thành đều không thể là đơn nhất, phải truy tìm thủy tổ của họ và niên đại hình thành để có căn cứ lịch sử phong phú. Vì vậy họ người Trung Quốc là một nguồn chứa đựng thông tin tiến hóa toàn bộ xã hội phụ hệ, có tính chất truyền đời ổn định và có đặc sắc Trung Quốc.

Xét bảy họ lớn thường thấy nhất ở Trung Quốc, tỷ lệ của bảy họ này trong nhân khẩu ở triều Nguyên và triều Minh thấp hơn ở triều Tống và ngày nay trên 1%. Phản ánh thời kỳ Nguyên Minh nhân khẩu Trung Quốc giảm đáng kể. Số lượng nhân khẩu trong lịch sử cho thấy, do chiến tranh liên tiếp nhiều năm nhân khẩu vùng Tứ Xuyên và phía Bắc ở đời Nguyên giảm nhiều, nhưng nhân khẩu vùng Chiết Giang, Giang Tây, Hồ Nam và Hồ Bắc thì tăng lên. Sự phân bố họ cũng nói lên hiện tượng này, tổng tỷ lệ của năm họ chủ yếu ở khu vực phía Bắc (Vương, Lý, Trương, Lưu và Dương), nhân khẩu của năm họ lớn này ở đời Nguyên và Minh đều thấp hơn đều thấp hơn đời Tống và ngày nay. Nhưng tỷ lệ họ Trần – họ lớn nhất vùng Đông Nam – cao hơn đời Tống 0.7%, và tương đương với tỷ lệ ngày nay, trở thành họ lớn thứ năm triều Nguyên và họ lớn thứ tư triều Minh. Triều Thanh ở giữa triều Minh và đương đại, cục diện tương đối ổn định, kinh tế phát triển, nhân khẩu tăng nhanh, đặc biệt thúc đẩy nhân khẩu phía bắc tăng và một bộ phận “nhân khẩu phía nam” về bắc. Đến cuối đời Thanh đầu thời Dân quốc, nhân khẩu Trung Quốc đạt bốn trăm triệu, tỷ trọng nhân khẩu nam bắc cũng có xu hướng cân bằng. Vì vậy nhân khẩu các họ lớn tiếp tục tăng nhanh, dẫn đến khôi phục rồi vượt qua tỷ lệ họ tương ứng thời Tống.

Sự phân bố họ ở bốn thời kỳ lịch sử Tống, Nguyên, Minh và đương đại phản ánh một hiện tượng quan trọng: họ người Trung Quốc trong lịch sử truyền đời liên tục và ổn định. Điều này chứng minh vết tích văn hóa huyết thống và di truyền trong tiến trình lịch sử.

trung tam tieng trung nổi tiếng nhất Hà Nội

Tài liệu dịch:

Viên Nghĩa Đạt, Trương Thành 2002: Trung Quốc tính thị. NXB Đại học Sư Phạm Hoa Đông. [袁义达, 张诚: 《中国姓氏》. - 华东师范大学出版社, 2002]

Tư vấn hỗ trợ miễn phí 24/7!
Your name
Your email
Friend's email
Mail Subject
Content
Bình luận Facebook
Đăng ký học thử MIỄN PHÍ
(Chương trình dành riêng cho các bạn muốn cải thiện trình độ NGHE và NÓI tiếng Trung của mình)
Gửi đăng ký
Gọi ngay Hotline để đăng ký nhanh hơn 09.4400.4400