Hotline 09.4400.4400

KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG GIAO TIẾP TỪ ĐẦU SẮP KHAI GIẢNG

BÍ QUYẾT TỰ ÔN THI HSK ĐIỂM CAO

05/11/2017 - 21378 lượt xem

BÍ QUYẾT TỰ ÔN THI HSK ĐIỂM CAO

Sau khi học xong một ngôn ngữ, chúng ta thường mong muốn có bằng cấp hoặc chứng chỉ để chứng minh bản thân đã học ngôn ngữ đó ở trình độ nhất định. Hơn nữa, tấm bằng hoặc chứng chỉ đó có thể giúp mở rộng cơ hội xin việc hơn. Nếu như tiếng anh có chứng chỉ toeic, toefl, thì tiếng trung cũng có chứng chỉ HSK.
HSK là từ viết tắt của Hanyu Shuiping Khaoshi (汉语水平考试). Nghĩa là Kỳ thi khảo sát trình độ tiếng Hán. HSK là chứng chỉ dành cho những đối tượng muốn đến Trung Quốc du học và làm việc.
Tuy nhiên, số lượng lớp học để ôn thi HSK sau khi đã học đủ trình độ lại không nhiều như tiếng anh. Hơn nữa, nếu có, học phí cũng sẽ vượt hơn nhiều so với học phí học tiếng trước đó.
Ôn như thế nào để có thể đạt được điểm cao? Ôn bao lâu thì có thể thi? Đây là 2 câu hỏi mà mọi người thường gặp và hay được hỏi nhất. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn các bí quyết hữu dụng nhằm mục tiêu thi HSK đạt kết quả cao:

1.   Học thuộc vốn từ HSK

Để có thể thi được HSK, bạn phải có 1 vốn từ vựng phù hợp. HSK càng cao thì lượng từ vựng cũng càng yêu cầu mở rộng hơn. Cụ thể:
Hán ngữ 1: học hết lượng từ vựng trong giáo trình hán ngữ 1 (150 từ).
Hán ngữ 2: học hết lượng từ vựng trong giáo trình hán ngữ 1+2 (300 từ).
Hán ngữ 3: học hết lượng từ vựng trong giáo trình hán ngữ 1+2+3 (600 từ).
Hán ngữ 4: học hết lượng từ vựng trong giáo trình hán ngữ 1+2+3+4 (1200 từ).
Hán ngữ 5: học hết lượng từ vựng trong giáo trình hán ngữ 1+2+3+4+5 (2500 từ).
Hán ngữ 6: học hết lượng từ vựng trong giáo trình hán ngữ 1+3+4+5+6 (5000 từ).
(hình ảnh minh họa)

 

 
2.   Luyện đề thi thật nhiều

Luyện đề thi chính là cách để bạn nhìn được trình độ mình đến đâu. Hãy làm đề thi HSK với số thời gian thi thật sự. Lần đầu có thể mới làm sẽ khiến bạn bỡ ngỡ với cấu trúc đề cũng như cách ước lượng thời gian sao cho hợp lí. Đi thi thật sẽ không như bạn thi thử, giám thi sẽ thu bài ngay tại thời gian chính xác. Đề thi trên mạng có rất nhiều, bạn có thể làm thử đề tại trang dưới đây: https://tiengtrung.vn/test.htm
Việc luyện đề thi chính là một cách hữu hiệu để bạn ôn lại từ vựng, tổng hợp lại các cấu trúc ngữ pháp đã học, hơn nữa giúp chúng ta có thể căn thời gian làm bài sao cho hợp lí nhất có thể mà không bỏ lỡ bất cứ câu nào trong đề thi.

3.   Tìm hiểu kỹ nội dung, thời gian của cấp độ mà bản thân cần tham gia thi

Mỗi cấp độ có nội dung, thời gian thi khác nhau. Việc nắm bắt kỹ nội dung thi và thời gian thi của cấp độ mà bản thân cần tham gia thi là yếu tố quan trọng để thi HSK đạt kết quả cao. Mỗi cấp độ có giới hạn về khối lượng kiến thức và thời gian thi nhất định, vì vậy các thí sinh cần phải nắm vững được các kiến thức như từ vựng, ngữ pháp, ….  
Tham khảo thông tin tại: https://tiengtrung.vn/thi-hsk
 
4.   Tìm ra phương pháp thích hợp cho từng phần thi

a. Kỹ năng nghe hiểu

Nghe hiểu là kỹ năng tương đối khó, bởi vì các thí sinh chỉ được nghe một, hai lần và chọn đáp án. Tùy vào từng cấp độ mà sẽ được nghe số lần và tốc độ nói khác nhau (từ HSK 4 trở lên chỉ được nghe một lần). Hơn nữa trong tiếng trung có rất nhiều từ có cách đọc gần giống nhau, rất dễ gây nhầm lẫn nên cần phải chú trọng ôn luyện kỹ năng này. 

Bí quyết:

-         Nên tranh thủ xem trước các đáp án cho sẵn trong đề một lượt trước Khi giám khảo chuẩn bị bật đĩa nghe.
-        Khi nghe tuyệt đối không được phân tâm. Chỉ cần 1s không nghe sẽ có thể khiến bản thân vụt mất từ khóa quan trọng để chọn đáp án nên tuyệt đối phải chuyên tâm nghe
-        Phải vận động khả năng phán đoán: Trong lúc nghe nên nắm bắt những thông tin chính của đoạn hội thoại, không cần thiết nghe quá chi tiết từng câu từng chữ. Bởi vì lên cấp độ cao, nội dung đoạn nghe và câu hỏi có thể không quá giống nhau để đánh lừa thí sinh.
-        Nắm bắt thời gian chuẩn xác: Mỗi câu sau khi nghe xong, thường có khoảng 10 giây để cho thí sinh chọn đáp án, vì vậy các thí sinh cần suy nghĩ nhanh và chọn đáp án.
-        Check đáp án sau khi làm xong: Sau khi làm xong phần thi này sẽ có 3-5 phút để kiểm tra lại đáp án. Không nên bỏ qua phần này vì lúc thi rất có thể chúng ta sẽ khoanh nhầm đáp án. Hoặc trong lúc phân vân lựa chọn đáp án có thể dành thời gian này để quyết chứ không nên phân vân trong lúc đang nghe.

b. Kỹ năng đọc hiểu

Đọc hiểu là phần có nội dung khá dài, nhưng nó lại giúp gỡ điểm cao nhất trong 3 phần thi HSK. Tuy nhiên để có thể đạt được điểm cao phần này, ta phải có kỹ năng tổng hợp tốt. Hãy chọn phần nào dễ nhất làm trước, phần khó để sau thì mới có đủ thời gian kiểm tra lại đáp án đã chọn.

Bí quyết

-        Vốn từ vựng cần thiết: Mỗi cấp độ đều có một khối lượng từ vựng nhất định. Vì thế, cần nhớ và sử dụng tốt vốn từ đó mới có thể đọc nhanh nhất có thể.
-        Nắm vững ngữ pháp: bạn cần nắm vững các điểm ngữ pháp liên quan đến phần từ vựng, và nắm vững một số điểm ngữ pháp đặc biệt.
-        Hiểu được các dạng bài tập đọc hiểu: Các dạng thường ra trong phần đọc hiểu như, tìm ra lỗi sai, sửa câu sai, nối các câu thành đoạn, chọn từ điền vào chỗ trống,…. Thí sinh cần phải nắm vững và thường xuyên rèn luyện làm các dạng này.
-        Rèn luyện kỹ năng xử lý thông tin: Xử lý các thông tin trong bài đọc hiểu một cách nhanh chóng góp phần giảm thiểu thời gian khi đọc hiểu và chọn đáp án, từ đó có thời gian nhiều hơn để làm phần khác.

c. Kỹ năng viết

Kỹ năng viết là kỹ năng tổng hợp đòi hỏi thí sinh phải có khả năng viết văn, trình bày và diễn đạt bài văn một cách rõ ràng, biểu đạt chính xác ý của mình đến người đọc. 

Bí quyết:

-        Nên viết những câu ngắn gọn, dễ hiểu: câu dài, phức tạp đôi khi lại rất dễ sai cấu trúc, để lấy được điểm cao cần bỏ qua những rủi ro này.
-        Hiểu được các dạng bài tập viết: viết lại câu, viết đoạn văn miêu tả bức tranh, đọc đoạn văn và tóm tắt lại.
-        Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ và tổng hợp thông tin: phần thi viết ở cấp độ 6, yêu cầu thí sinh đọc đoạn văn 1000 từ trong vòng 10 phút, sau đó giám thị sẽ thu lại đoan văn đó, và yêu cầu thí sinh tóm tắt lại đoạn văn đó khoảng 400 từ trong vòng 35 phút. Điều này đòi hỏi thí sinh phải có khả năng ghi nhớ và tổng hợp thông tin, như: Ai? Làm gì? Thời gian nào? Ở đâu? Kết quả như thế nào?….
-        Rèn luyện kỹ năng viết văn: Một bài văn để đạt được điểm cao cần viết thành một bài văn hoàn chỉnh nghĩa là có kết cấu rõ ràng. Không nên viết không có trật tự và khó hiểu. Việc này đòi hỏi sự rèn luyện nhiều.
 
Theo dõi kênh Học tiếng trung Phạm Dương Châu để có thêm kinh nghiệm học tiếng trung hiệu quả nhé bạn nhé:

https://www.youtube.com/channel/UCCTP6tkNMdXiPDVCva48mvw

 

 



Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau để chuẩn bị tốt cho quá trình luyện thi HSK nhé:

1. Bí quyết học tốt tiếng Trung quốc

2. 214 bộ thủ chữ Hán – Cách học các bộ thủ tiếng Trung dễ nhớ
 

Trung tâm tiengtrung.vn – Phạm Dương Châu – Trung tâm lớn nhất Hà Nội.

Cơ sở 1: số 10, ngõ 156 Hồng Mai, Bạch Mai, Hà Nội.
Hotline: 09 4400 4400
Cơ sở 2: Số 22 - Ngõ 38 Trần Quý Kiên - Cầu Giấy - Hà Nội.
Hotline: 09 8595 8595.

Tư vấn hỗ trợ miễn phí 24/7!
Your name
Your email
Friend's email
Mail Subject
Content
Các tin liên quan
TỪ BIỆT - TIỄN HÀNH
TỪ BIỆT - TIỄN HÀNH
23/10/2024 - 5057 lượt xem
CHỖ Ở
CHỖ Ở
23/10/2024 - 5068 lượt xem
Bình luận Facebook
Đăng ký học thử MIỄN PHÍ
(Chương trình dành riêng cho các bạn muốn cải thiện trình độ NGHE và NÓI tiếng Trung của mình)
Gửi đăng ký
Gọi ngay Hotline để đăng ký nhanh hơn 09.4400.4400