HỌC TIẾNG TRUNG GIAO TIẾP Văn hóa ngày lễ truyền thống TQ
17/08/2013 - 2329 lượt xem
TQ là một trong những nước có nhiều ngày lễ nhất trên thế giới, theo thống kê, các ngày lễ mà có ảnh hưởng tới các vùng dân tộc của TQ khoảng hơn 160. Văn minh TQ rất phong phú thâm sâu rộng rãi, tạo thành văn hóa ngày lễ đặc sắc. Nhưng cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường và sự “xâm lăng” của nền văn hóa ngoại lai, khái niệm văn hóa ngày lễ truyền thống TQ trong con người thời hiện đại dần dần bị mai một đi, thậm chí ngày lễ tết đã tồn tại hàng nghìn năm nay, mọi người cũng dường như khó tìm lại được cái cảm giác vốn có của nó, huống chi là các ngày lễ mang đậm đà không khí văn hóa dân tộc như tiết thanh minh, đoan ngọ, trung thu, trùng dương… Nhưng những ngày lễ có nguồn gốc từ phương Tây như “lễ giáng sinh”, “lễ tình nhân”, “ngày lễ nói dối”… thì lại rất thịnh hành, lôi cuốn.
Tết năm mới, tết đoan ngọ, trung thu là 3 ngày lễ văn hóa mang tính truyền thống lớn và chủ yếu của TQ. Đối với bất kỳ một dân tộc nào mà nói, ngày lễ cổ truyền của dân tộc đó thường mang nội hàm văn hóa riêng biệt. Ngày lễ cổ truyền và ngày nghỉ không giống nhau, ngày nghỉ là ngày mà nhân dân được hưởng phúc lợi, được pháp luật qui định, không có nội hàm văn hóa riêng biệt, như ngày nghỉ thứ 7 và chủ nhật. Ngày lễ thì không giống thế, nó gần như chứa đựng nội hàm văn hóa riêng biệt, nó có nội dung, nghi thức, vật phẩm và cách thức dân tộc đặc thù. Hơn nữa, ngày lễ có sự khác biệt giữa được nghỉ và không được nghỉ. Ví dụ ngày lễ tết, quốc khánh là ngày được nghỉ; tiết thanh minh, đoan ngọ, quốc tế phụ nữ 8-3…đều không được nghỉ. Các ngày lễ lớn của bất kỳ một quốc gia nào cũng được phân ra làm 3 loại hình lớn mang tính tôn giáo, chính trị và văn hóa.
TQ vì không phải là quốc gia tôn giáo tuy có ngày lễ mang tính tôn giáo, nhưng đó không phải là ngày lễ lớn. TQ có ngày lễ mang tính chính trị, như quốc khánh, ngày quốc tế lao động 1/5, ngày thành lập quân đội 1/8…ngày lễ mang tính văn hóa như lễ Tết cổ truyền, nguyên tiêu, đoan ngọ, trung thu, trùng dương…Tiết thanh minh chủ yếu là để thờ cúng tổ tiên và tảo mộ cùng với đó là đi chơi du xuân, như là để nhớ về tổ tiên, cũng là một trải nghiệm đẹp đẽ của ngày xuân. Dân tộc Trung Hoa sở dĩ có thể nối tiếp không ngừng trong 5000 năm, một trong những nguyên nhân chủ yếu là sự sùng bái tổ tiên, sự sùng bái này được thể hiện rõ nét qua tình cảm đạo hiếu tốt đẹp của nhân dân Trung Hoa. Tết đoan ngọ là do Khuất Nguyên truyền lại, cái mà ngày lễ thể hiện chính là tình thần yêu nước vĩ đại. Điều mà Tết Trung thu gửi gắm chính là cuộc sống ấm no của nhân dân, là nguyện vọng tốt đẹp của cả gia tộc. Điều mà tết trùng dương muốn biểu đạt là sự tôn trọng và kính yêu người cao tuổi.
Những ngày lễ truyền thống đó rất quan trọng với người TQ, sự quan trọng đó chính là tình cảm đọng lại giữa người với người. Ngày lễ truyền thống là một trong những cầu nối quan trọng giữa tinh thần dân tộc và tình cảm được truyền lại và kế thừa . Văn hóa truyền thống kế thừa nhiều truyền thuyết, lịch sử, văn hóa, thể hiện rõ nét tư tưởng triết học uyên bác “trời và người hợp nhất” của TQ.
Ngày lễ của các nước phương Tây với ngày lễ của TQ cơ bản là không khác nhau. Ngày lễ tôn giáo của phương Tây nhiều hơn so với TQ. Ngày lễ dân tộc phần đa cũng là sự tương giao gần gũi giữa người và tự nhiên. Nhưng ở TQ những ngày lễ của mẹ, ngày lễ tình yêu trong quá khứ không hề có, cho dù tết Trùng Dương vủa TQ là ngày lễ quan tâm đến người cao tuổi. Tại TQ những ngày lễ mang tính nhân văn không nhiều; ngược lại là trong một số dân tộc thiểu số, có những ngày lễ tình yêu như kiểu ngày lễ tình nhân.
Các nước đều có ngày lễ du nhập từ bên ngoài, như tết đoan ngọ của TQ được du nhập vào VN, NB, Triều Tiên; mà các ngày lễ truyền thống của dân tộc các nước, có lúc được truyền bá ảnh hưởng lẫn nhau. Ngày lễ du nhập từ bên ngoài ở TQ có lễ giáng sinh, lễ tình nhân, ngày của mẹ…tương đối phổ biến, hiện tượng này chủ yếu là do nội hàm văn hóa của ngày lễ cổ truyền TQ ngày dần phai nhạt, biến thành ngày nghỉ thuần túy. Ngày nay rất nhiều ngày lễ biến thành ngày lễ ẩm thực. Giống như tết âm lịch mọi năm, mọi người hầu như ngày càng ít đón xuân.
Bài viết được đăng tải bởi tiengtrung.vn - trung tâm đào tạo tiếng trung giao tiếp
Được đưa lên thảo luận, các chuyên gia nghĩ ra các giải pháp, cuối cùng phải nhờ đến một thương gia tên là “ tuần lễ vàng”, thậm chí ngày lễ quốc khánh cũng đổi thành “ tuần lễ vàng”. Trên thực tế, rất nhiều quốc gia đều coi ngày quốc khánh là ngày củng cố thêm tinh thần chủ nghĩa yêu nước của công dân, bao gồm cả Mỹ. Văn hóa ngày lễ là bộ phận cầu thành quan trọng của văn minh tinh thần dân tộc, hiện nay trở thành ngày làm ăn buôn bán của các thương gia, đây chính là sự thiếu sót của chúng ta. Vì ngày lễ và văn minh của một quốc gia có một mối quan hệ không giống như mọi mối quan hệ bình thường, văn hóa ngày lễ trên thực tế chính là văn hóa dân tộc, nếu như thanh niên cả cuộc đời không biết đến nó, không hiểu biết nó, không có kí ức về nó, không có tình cảm với nó, thì cái điều mà sẽ báo trước đó là sự thiếu hụt nền văn hóa cơ bản sâu sắc của chúng ta, sự gián đoạn giữa ký ức và truyền bá văn hóa, điều này làm cho mọi người hết sức nuối tiếc.
Một dân tộc có một hệ thống văn hóa của riêng mình, đón năm mới tại sao nhất định phải đốt pháo? chính là vì tìm kiếm cảm giác của năm mới, thể hiện tình cảm với năm mới, thổ lộ bộc bạch với năm mới. Đây chính là sự quay trở về với văn hóa, nếu không còn nó nữa, thì tình cảm của con người sẽ không còn gửi gắm vào đâu được nữa. Vì thế chúng ta nên coi dân làm gốc, nên quan tâm nội tâm của mọi người, nếu không mọi người sẽ mất đi tình cảm với văn hóa. Nếu không có sự bảo tồn thật tốt các loại văn hóa cổ truyền dân tộc, thời đại toàn cầu hóa trong tương lai sẽ là thời đại của nền văn hóa yếu kém và phai nhạt.
中国传统节日文化
中国是世界上节日最多的国家之一,�� �统计,中国各民族地区较有影响的节� ��约160多 个。博大精深的中国文明,造就了色�� �纷呈的节日文化。但随着市场经济的� ��速发展和外来文化的冲击,中国传统 节日文化的概念却在现代人中逐渐淡�� �,甚至延续 千年的春节,人们也仿佛日渐难寻那�� �曾经的感觉,更何况清明,端午,中� ��,重阳等民族文化气氛浓厚的传统节 日了。可来自西方的“圣诞节”,“�� �人节”,“ 愚人节”等却大行其事。
春节,端午,中秋是中国三大主要的�� �统性文化节 日;但现在中国人只过了春节。对任�� �民族来讲,其传统节日均有特定的文� ��内涵。传统节日与假日不同,假日是 公民享受福利的日子,是法定的公民�� �息的权利, 无特定文化内涵,如周六,周日。节�� �却不同,节日几乎无不具有特定的文� ��内涵,他有特殊的内容,仪式,物品 和民族方式。而且节日有放假和不放�� �之分。如春 节,国庆节是放假的;清明,端午,�� �八妇女节等,均不放假。
任何国家的节日大体分为宗教性,政�� �性和文化性三大类型。
中国因非宗教国家,虽有宗教性的节�� �,但不是主 要节日。中国有政治性的节日,如国�� �节,五一劳动节,八一建军节等;更� ��文化性的节日,即传统的春节,元宵 节,端午节,中秋节,重阳节等。清�� �节是以祭组 和扫墓为主顺带踏青春游,既是对先�� �的怀念,又是对春天的美好体验。中� ��民族之所以5000年传承生生不息,重要的原因之一是�� �祖先的崇拜,这种崇拜充分体现出中� ��民族美好的道孝情感。端午节,是因 纪念屈原沿袭下来的,这个节日体现�� �是伟大的爱国主义精神。中秋节寄托� ��是百姓对生活圆满,家族共存的美好 愿望。重阳节表达的则是对老人的尊�� �和爱戴。
这些传统节日对中华民族非常重要,�� �要之处在于可凝聚人与人的感情。节� ��文化是一个民族精神和情感传承的重 要载体之一。传统节日传承了很多文�� �,历史和传说,充分体现了中国“天� ��合一”的博大哲学思想。
西方国家的节日文化与中国的节日文�� �基本无大区 别。西方的宗教节日比中国多,民俗�� �日大都也是人与自然相融相亲的。但� ��行西方的母亲节,情人节,在中国过 去是没有的,尽管中国的“重阳节”�� �关心老人的 节日。在中国人本的节日不多;倒是�� �一些少数民族中,有类似情人节的爱� ��节日。
各国都有舶来的节日,如中国的端午�� �就传到了越 南,日本,朝鲜;而各国各民族的节�� �,有时是互相传播,彼此影响的。在� ��国比较流行的舶来节日有圣诞节,情 人节,母亲节等。这一现象主要是因�� �国自己传统 节日的文化内涵日渐淡漠,变成纯粹�� �放假。现在很多节日变成了饮食节。� ��每年的春节,人们仿佛越来越不会过 了。报上讨论,专家出策,最后依了�� �家叫做“黄 金周”,甚至国庆节也变成了黄金周�� �实际上,许多国家均将国庆节作为增� ��公民爱国主义精神的日子,包括美国 。节日文化是一个民族精神文明的重�� �组成部分, 现在成为商家的炒作操作了,这是我�� �的过失。因为,节日与一个国家的文� ��有着非同一般的重要关系,节日文化 实际上就是民族文化,如果青年一代�� �其不知道, 不了解,没有记忆,没有感情,预示�� �是我们深厚的文化根基的消失,文化� ��忆与传承的中断,这是令人非常遗憾 的。
一个民族有一个民族的文化体系,过�� �为什么一定 要鸣放鞭炮?就是为了寻找年的感觉�� �表达对年的情感,对年的宣泄。这是� ��化的回归,如果没有了他,人们的情 感便将无处安放。因此我们应以人为�� �,应关怀人 的内心,否则人们会产生文化失落感�� �如果没有很好地保护各民族的传统文� ��,将来的全球化时代,将是我们文化 消弱与淡化的时代。
Tư vấn hỗ trợ miễn phí 24/7!
Bình luận Facebook